Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thói quen trốn tránh của người Việt

Khi đối mặt với những nỗi đau hoặc vấn đề quá lớn ngoài tầm giải quyết thì con người thường có xu hướng trốn tránh. Tại sao lại trốn tránh? Vì điều đó dễ hơn việc phải đối diện với nỗi đau hoặc vất vả để tìm cách giải quyết vấn đề. Làm thế nào để có thể trốn tránh? Người ta giả vờ rằng nỗi đau hoặc vấn đề đó không tồn tại.

Những người đủ mạnh mẽ để không trốn tránh là số ít, quá ít so với đám đông. Và vì thế nên họ cô đơn, đôi khi chạm đến tâm lý bất lực vì không thể xoay chuyển đám đông, nhưng vốn là người mạnh mẽ, họ lại tiếp tục cố gắng cách này cách khác để đối diện và giải quyết vấn đề.

Thảm họa Formosa và trốn tránh trách nhiệm

Cái đám đông kia nhìn thấy những người mạnh mẽ đang tìm cách giải quyết vấn đề cho mình thì có hai tâm lý xảy ra:

Một là có tâm lý đứa trẻ và cái kẹo, coi việc những người mạnh mẽ đang làm là điều họ phải làm, là trách nhiệm của họ và nó chẳng liên quan gì tới mình, mình chỉ việc thụ hưởng thôi vì mình yếu đuối mình có quyền từ chối trách nhiệm!

Hai là có tâm lý tiếp tục chối bỏ để củng cố, khẳng định sự trốn tránh của mình là đúng. Những người có tâm lý này sẽ chửi bới nhục mạ nguyền rủa những người mạnh mẽ bởi những người mạnh mẽ vô hình chung đang làm cho họ cảm thấy nỗi hèn trong người mình. Họ không thể chấp nhận được sự tự ti mặc cảm của bản thân, họ phải thể hiện, họ phải chứng tỏ, và có cách nào hay hơn tốt hơn là chửi rủa chê trách tất cả nhũng việc những người mạnh mẽ thực hiện, phản bác tất cả những gì những người mạnh mẽ nói?!

Các bạn dễ dàng bắt gặp một đám đông chửi mắng một người là “ngu” khi người đó giúp đỡ một người bị tai nạn và sau đó bị người nhà nạn nhân đánh vì hiểu lầm. Người ta chửi người tốt bụng kia ngu không phải bởi người tốt bụng kia ngu mà chẳng qua họ chửi để che giấu đi cái mặc cảm xấu hổ vì không dám giúp đỡ người khác do sợ phiền phức của chính mình. Họ chửi để che đi việc họ thua kém người tốt bụng kia.

Nhìn thật kỹ, ngẫm thật kỹ, ta thấy rất nhiều ví dụ cụ thể xung quanh để chứng minh cho hai tâm lý trên đang tồn tại trong xã hội Việt. Và nó kéo lùi tất cả mọi thứ, phá nát mọi thứ từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ tình yêu thương cho đến đạo đức, các giá trị xã hội, các phong trào tranh đấu.

Làm thế nào để con người chịu nhìn nhận chính mình và nhìn nhận thực trạng xã hội, tìm cách giải quyết vấn đề? Đây là câu hỏi mỗi người nên tự đặt ra cho bản thân và trả lời.

Theo facebook Nguyễn Thị Bích Ngà

Xe cộ ở Triều Tiên

Luật pháp tại Triều Tiên, đất nước bí ẩn nhất thế giới, quy định rõ rằng công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng. Chính vì vậy, toàn...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Nước Mắm và món chấm

Người Miền Nam ăn uống khẩu vị đặc biệt là “chua, ngọt và mặn”. Chua và mặn đã tạo nên nhiều món ngon độc đáo tiêu biểu miệt vườn. Chính...

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Nước mắm ngon dầm con cá liệt

Nước mắm và mắm là những món ăn đặc biệt của Đại Tộc Việt, của Lạc Việt sông nước có một nền văn minh và văn hóa sông nước: Trồng...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 21/25 – Man di thượng hạng và man di hạng bét

Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn...

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên năm 1992 – Phần 1

Khám phá thủy điện Hòa Bình, xem phim “cấm” ở Sơn La, tìm hiểu cuộc sống ở Điện Biên… là những trải nghiệm khó quên ở vùng đất Tây Bắc...

Từ Chữ Nôm Đến Chữ Quốc Ngữ

Hàng ngàn năm chúng ta phải dùng Hán tự coi như văn tự nước nhà. Từ ấu thơ người xưa đã phải học Tam Thiên Tự, Tam Tự Kinh, Ấu...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Exit mobile version