Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về bản Giao hưởng số 8 ‘Bỏ dở’ của Schubert

Lý do thực sự để Schubert không hoàn thành Giao hưởng số 8 giọng Si thứ,một trong những sáng tác nhiều ấp ủ nhất, là ông chẳng còn mấy việc cần làm với bản giao hưởng này nữa.

Tác giả: Franz Schubert.Tác phẩm: Giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở”, D. 759

Thời gian sáng tác: năm 1822

Tác phẩm có 2 chương:

Chương I – Allegro moderato
Chương II – Andante con moto

Thành phần dàn nhạc: 2 flute, 2 oboe, 2 clarinet, 2 bassoon, 2 horn, 2 trumpet, 3 trombone, timpani và dàn dây.

.

Một vị chủ tịch hội đồng quản trị nọ được người ta tặng vé nghe hòa nhạc, chương trình có bản Giao hưởng số 8 giọng Si thứ, hay còn gọi là Giao hưởng “Bỏ dở” của Franz Schubert. Vì không thể đi được nên vị này tặng lại vé cho giám sát viên chất lượng của công ti. Sáng hôm sau, vị chủ tịch hỏi xem buổi hòa nhạc thế nào. Thay vì vài lời nhận xét chung chung, vị chủ tịch nhận được một báo cáo bằng văn bản từ giám sát viên chất lượng. Nội dung báo cáo như sau:

1. Trong một khoảng thời gian khá dài, các nhạc công oboe không có việc gì làm. Số người này cần bị cắt giảm và phần việc của họ nên được chia cho cả dàn nhạc để tránh tình trạng chây ì.
2. Cả 12 cây violin chơi những nốt y hệt nhau. Có vẻ như tác giả muốn nhấn mạnh chủ đề nhưng hiệu ứng sao chép này là không cần thiết và nhân sự bộ phận này cần được cắt giảm. Nếu bắt buộc phải đảm bảo âm lượng thì có thể dùng máy khuếch âm.
3. Phải tốn nhiều nỗ lực để chơi các nốt móc ba. Có vẻ như đây là một hiệu ứng tinh xảo quá mức và nên chuyển mọi nốt thành móc đôi. Nếu thực hiện được điều này thì có thể dùng sinh viên nhạc viện thay cho các nhạc công lành nghề.
4. Không ích lợi gì khi bè kèn horn lặp lại các đoạn đã được dàn dây chơi. Nếu mọi đoạn rườm rà này được loại bỏ hết thì buổi hòa nhạc có thể giảm từ hai tiếng xuống còn hai mươi phút.
5. Bản giao hưởng có hai chương. Nếu ông Schubert không đạt được mục đích âm nhạc của mình vào lúc kết thúc chương một thì ông ấy nên dừng ngay tại đấy. Chương hai là không cần thiết và nên cắt bỏ.

Căn cứ vào các vấn đề trên, chỉ có thể kết luận rằng nếu ông Schubert chú ý đến những vấn đề này thì ông ấy đã có thời gian hoàn thành bản giao hưởng này.

Có lẽ nhận định của vị giám sát viên trong câu chuyện hài hước trên đây khiến nhiều người bật cười. Nhưng nghiêm túc mà nói thì mặc dầu được gắn biệt danh “bỏ dở”, Giao hưởng số 8 giọng Si thứ của Schubert với cấu trúc hai chương đã “được hoàn thành” ở ý nghĩa đích thực và đẹp đẽ nhất. Nó là một tác phẩm dở dang mà trọn vẹn: Schubert đạt được mục đích âm nhạc của mình chỉ trong hai chương nhạc thay vì bốn chương như các bản giao hưởng truyền thống.

Giao hưởng số 8 giọng Si thứ không phải là bản giao hưởng dở dang duy nhất của Schubert. Một thời gian ngắn trước khi khởi thảo giao hưởng giọng Si thứ, Schubert cũng đã viết xong phác thảo tổng phổ một bản giao hưởng 4 chương giọng Mi trưởng. Cho tới khi qua đời, ông chưa bao giờ phối dàn nhạc cho bản giao hưởng này. Giao hưởng số 7 giọng Mi trưởng của Schubert mà chúng ta nghe ngày nay trong các phòng hòa nhạc hay các bản thu âm là phiên bản phối khí của nhạc trưởng Felix Weingartner (tiến hành sau khi tác giả qua đời) hoặc phiên bản phối khí của học giả thời hiện đại Brian Newbould.

Vào đầu năm 1822 khi Schubert đang ở đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của mình, ông khởi thảo một bản giao hưởng đồ sộ giọng Si thứ. Đến cuối năm đó ông đã phối xong dàn nhạc cho hai chương đầu và bắt đầu phác thảo chương thứ ba trên piano.

Có vẻ như bệnh tật đã ngăn cản Schubert tiếp tục công việc này. Đến mùa xuân, sức khỏe Schubert phục hồi đôi chút. Ông cũng được nhận làm thành viên danh dự của Hiệp hội âm nhạc Styria ở thành phố Graz, nước Áo. Để bày tỏ lòng biết ơn, Schubert đã gửi hai chương nhạc đầu bản giao hưởng giọng Si thứ cho Anselm Hüttenbrenner, giám đốc của hiệp hội. Hüttenbrenner cất hai chương nhạc này vào một ngăn kéo và quên bẵng chúng đi.

Phải mãi đến những năm 1860, người em trai của Anselm Hüttenbrenner là Josept Hüttenbrenner mới phát hiện ra bản thảo. Ông nhận ra báu vật bị thất lạc của nhà soạn nhạc thiên tài và khẩn khoản đề nghị nhạc trưởng người Vienna Johann Herbeck cho trình diễn tác phẩm này.

Cuối cùng, tác phẩm gồm hai chương được công diễn lần đầu vào ngày 17 tháng 12 năm 1865. Vì chỉ có hai chương nhạc nên Giao hưởng số 8 giọng Si thứ D.759 của Franz Schubert đã đi vào lịch sử âm nhạc với cái tên Giao hưởng “Bỏ dở”.

Sau khi được khám phá và trình diễn, Giao hưởng “bỏ dở” mau chóng trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất ở khắp mọi nơi trong danh mục biểu diễn giao hưởng. Tuy nhiên trong rất nhiều năm nó vẫn bị xem là một tác phẩm dang dở, một tác phẩm cụt ngủn cho dù là kiệt tác đi chăng nữa.

Không ít nỗ lực và thử nghiệm để “hoàn thành” bản Giao hưởng “bỏ dở” của Schubert đã được các nhạc sĩ hậu sinh tiến hành. Nhưng cũng không ít nhà sử học và học giả âm nhạc đã cặm cụi chứng minh rằng tác phẩm đã được “hoàn thành rồi”. Và thực vậy, ở hình thức hai chương, Giao hưởng số 8 giọng Si thứ đã gây ấn tượng sâu sắc về tính nhất quán và vô cùng hoàn chỉnh của tác phẩm.

Và lý do thực sự để Schubert không hoàn thành Giao hưởng số 8 giọng Si thứ,một trong những sáng tác nhiều ấp ủ nhất, là ông chẳng còn mấy việc cần làm với bản giao hưởng này nữa. Có lẽ chính thiên tài đã nhận ra ngay từ thời đó, như giờ đây chúng ta biết, rằng phong cách và cảm xúc trong hai chương nhạc đã viết xong cao diệu đến nỗi nó không thể bị giảm giá trị bởi bất cứ chương nhạc tiếp theo nào.

Hoa Pensée và chuyện tình bi thương trong 2 ca khúc “Màu Tím Pensée”…

Trong các ca khúc của nhạc vàng Việt Nam, nhiều nhạc sĩ lấy cảm hứng từ các loài hoa để viết nên các tình khúc dang dở. Đó là các...

Hình ảnh về Sài Gòn năm 1990

Những sắc màu sinh động của của cuộc sống ở Sài Gòn năm 1990 đã được ghi lại qua ống kính của phó nháy người Pháp Jean-Michel Gallet. Giao thông...

Phát âm sai phương ngữ

Gần đây, chúng tôi có nhận được câu hỏi từ một độc giả, nội dung đại khái như sau: “Người miền Nam nói từ “vào” là “dào”, vậy học sinh...

Nguồn gốc cư dân Đông Á

Trong lịch sử của nhiều dân tộc, thỉnh thoảng có những khám phá qua các dữ kiện mới, nhất là ở các thời đại sơ khai mà sử liệu không...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 24

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Đồ đồng Đông Sơn

Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi...

Sài Gòn năm 1963 trong ảnh của Pete Komada

Quầy bar Sài Gòn, dinh Độc Lập đang được xây dựng lại, trực thăng ‘quả chuối’ ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài Gòn 1963 do cựu...

Bí ẩn cái chết của Alexander Đại đế

Vua Alexander III của Macedonia, được biết với tên gọi Alexander Đại đế, sinh ra tại Pella năm 356 Trước Công nguyên và được theo học nhà hiền triết Aristotle...

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Hò Đối Đáp Miền Nam

Sơ Lược Về Hò Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian miền Nam Việt Nam, được du nhập bởi những đợt di dân từ đất ngũ...

Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Exit mobile version