Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xin lỗi, tôi chỉ là anh nhà quê

Giờ người ta sợ nhất bị gọi là nhà quê. Ăn mặc không hợp thời trang: nhà quê. Không có iPhone, iPad, dùng điện thoại đời cũ: nhà quê. Không đi xe ga, đi xe máy cũ: nhà quê. Không biết Facebook: nhà quê… tuốt tuồn tuột những gì không hiện đại, sành điệu, hợp thời… đều bị coi là nhà quê.

Tôi có anh bạn rất ngộ: là người thành đạt, kiếm nhiều tiền nhưng rất thích được người khác gọi là nhà quê.

Anh đi một cái xe máy cũ, biển ngoại tỉnh, lúc nào cũng kè kè thêm 2 cái mũ bảo hiểm để đón con, nên rất hay bị nhầm là xe ôm. Có lần qua ngã tư, đèn xanh còn 2 giây, anh đã dừng xe, đôi nam thanh nữ tú đi ngay sau, vượt lên còn quay lại chửi một câu: Lão già nhà quê! Vậy mà anh toét miệng cười sung sướng, bảo: Vậy là mình vẫn là mình. Bao nhiêu năm lên thành phố, vẫn còn giữ được mình. Đó mới là điều quan trọng.

Ngày nay những người như anh hiếm lắm. Bởi vì giờ người ta sợ nhất bị gọi là nhà quê. Ăn mặc không hợp thời trang: nhà quê. Không có iPhone, iPad, dùng điện thoại đời cũ: nhà quê. Không đi xe ga, đi xe máy cũ: nhà quê. Không biết Facebook: nhà quê… tuốt tuồn tuột những gì không hiện đại, sành điệu, hợp thời… đều bị coi là nhà quê. Có quê thật, người ta vẫn phải giấu đi bằng mọi cách. Thế nên mới có những chàng trai, cô gái công ăn việc làm chưa có, túi thì rỗng tuếch, vẫn xin tiền bố mẹ, vay tiền người thân để mua xe, mua điện thoại xịn, sắm quần áo hàng hiệu… để khỏi mang tiếng nhà quê.

Nhiều người đổ cho xã hội, vì xã hội chuộng hình thức nên người ta mới phải thế. Nhưng tôi thấy, có thể một số người, thậm chí nhiều người chuộng sự hào nhoáng bề ngoài đi, thì mình cũng cần phải biết mình là ai. Không thể vì chạy theo người ta, chạy theo những cái vượt quá tầm, quá sức, quá khả năng tài chính của bản thân mà đánh mất đi bản chất của mình.

Anh bạn tôi không sợ bị gọi là nhà quê bởi vì anh biết mình là ai, biết mình quê thật. Quần áo thì vài ba bộ đơn giản, hết thì may, không phải bận tâm tới thời trang, không hàng hiệu, không phát rồ lên khi hãng nọ, hãng kia mới ra mốt này mốt nọ mà mình chưa có.

Xe thì vẫn cái xe cũ từ chục năm nay, không phải vì không có tiền mua xe xịn mà vì đi thế thấy thoải mái, đi đâu cũng nhẹ nhàng vì để đâu cũng không phải canh cánh lo mất cắp, có bị va chạm sứt mẻ cũng không phải xuýt xoa, rú rít lên vì xót ruột. Điện thoại cũng loại tàm tạm, không phải mất ngủ vì chưa mua được loại mới ra… Đời thế là sướng.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Khuôn mặt chính là phong thuỷ của bạn – Chuyện thú vị

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của...

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Thương em mùa hoa sữa

Em ơi, hoa sữa về rồi, về nằm lười biếng trên một góc phố nghèo, về làm mướt trắng những con đường đã bao lần tôi qua thuở ấy, về...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Huế năm 1962 – 1963 qua ống kính của Ned Scheer

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, khách sạn của Lính Mỹ, một góc Tử Cấm Thành… là loạt ảnh sinh động về Huế 1962-1963 do cựu binh Mỹ Ned...

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Vì sao gọi bệnh viện là nhà thương?

Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay...

Ấm áp chợ làng quê

Ở nông thôn Việt Nam, mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ của làng nào, xã nào thì gọi theo tên của làng...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Exit mobile version