Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi. Nhưng điều này không làm cho nhịp sống sôi động của thành phố bị chậm lại…

Có thể cảm nhận được điều này qua loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm do Brian Wickham – một nhân viên chính phủ của Mỹ – chụp tại từ tháng 10/1968 – 6/1969 tại Sài Gòn – nơi ông công tác. Các bức ảnh này được Brian Wickham chia sẻ trên tài khoản Picassa với các chú thích của ông cho mỗi bức ảnh.

Tháng 10/1968. Một cụ bà bán thuốc lá trên vỉa hè.

Tháng 11/1968. Lực lượng cảnh sát quốc gia trực chiến trên xe bọc thép gần cảng Sài Gòn.

Tháng 10/1968. Những chiếc xích lô trên đại lộ Lê Lợi.

Tháng 10/1968. Quang cảnh trên đường Công Lý được chụp từ trên một chiếc xe tải loại 2.5 tấn.

Tháng 10/1968. Những cửa hàng trên đường Lê Lợi.

Tháng 10/1968. Một chốt canh gác của quân đội VNCH.

Tháng 10/1968. Nơi giao cắt giữa hai phố Lê Văn Duyệt và Hồng Thập Tự.

Tháng 10/1968. Trạm xăng của hãng Shell trên đường Trần Hưng Đạo.

Tháng 10/1968. Đường Hồng Thập Tự.

Tháng 10/1968. Dinh Độc Lập trên đường Công Lý.

Tháng 10/1968. Biển quảng cáo của hãng Cal-Best, đối diện với Đại sứ quán Mỹ.

Tháng 11/1968. Xích lô máy trên đường phố Sài Gòn.

Tháng 11/1968. Một cụ bà trên phố.

Tháng 10/1968. Giao thông trên đường Trần Hưng Đạo.

Tháng 10/1968. Giờ nghỉ của nhưng chú ngựa kéo xe.

Tháng 10/1968. Một tấm mành có vẽ quảng cáo cho bia 33.

Tháng 10/1968. Chuyến phà qua sông Sài Gòn.

Tháng 10/1968. Quầy giải khát gần bến phà.

Tháng 11/1968. Tụ tập chơi cờ trên phố.

Tháng 11/1968. Quán bar có tên “Hungry Eye”.

Tháng 11/1968. Những cửa hàng trên đường Lê Lợi.

Tháng 11/1968. Một chiếc xe người Mỹ gọi là “chop chop cart”, còn người Việt gọi là xe mì hoặc xe phở tùy thuộc vào loại thức ăn bán trên xe.

Tháng 11/1968. Những cô gái Sài Gòn.

Tháng 11/1968. Trên đường Phạm Ngũ Lão.

Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.

Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.

Tháng 11/1968. Đường Lê Văn Duyệt.

Tháng 11/1968. Nhà thờ Huyện Sĩ nhìn từ khách sạn Walling. Phía dưới tấm ảnh là doanh trại của đơn vị tâm lý chiến số 4.

Tháng 11/1968. Ga Sài Gòn nhìn từ tầng 5 khách sạn Walling.

Tháng 11/1968. Tòa đô chánh.

Tháng 11/1968. Những đứa trẻ chơi bài ăn “tiền”. Tiền ở đây là những chiếc nắp chai.

Tháng 11/1968. Xe chở hàng của hãng Coca Cola.

Tháng 11/1968. Bãi trông xe trên đường Lê Lợi.

Tháng 11/1968. Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố.

Tháng 10/1968. Đường Trần Hưng Đạo.

Tháng 11/1968. Người lính VNCH đứng cảnh giới trên một con đường.

Tháng 11/1968. Kho trung chuyển hàng hóa của quân đội Mỹ ở khu vực Chợ Lớn.

Tháng 11/1968. Biển quảng cáo của ngân hàng Chase Manhattan phía bên ngoài trụ sở MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam).

Tháng 12/1968. Những chiếc bàn thờ tại một góc vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão.

Tháng 12/1968. Một người phụ nữ rảo bước trên đường Phạm Ngũ Lão.

Tháng 12/1968. Một chiếc xe máy kẹp 3 trên đường phố.

Tháng 12/1968. Một gia đình ăn trưa ngay trên vỉa hè.

Tháng 12/1968. Người bán bóng bay dạo.

Tháng 12/1968. Em bé cắt tóc trên vỉa hè.

Tháng 12/1968. Phía bên ngoài kho xăng dầu Nhà Bè.

Tháng 12/1968. Phía bên ngoài kho xăng dầu Nhà Bè.

Tháng 12/1968. Tại một cơ sở quân sự.

Tháng 12/1968. Các cô gái ngắm những bức tranh được bày bán trong Thảo Cầm Viên.

Tháng 12/1968. Thiếu nữ áo dài trong Thảo Cầm Viên.

Tháng 12/1968. Khu vực phía sau Thảo Cầm Viên.

Tháng 1/1969. Những đứa trẻ chơi banh bàn tại xã Vĩnh Lộc, ngoại thành Sài Gòn.

Tháng 1/1969. Cánh đồng sau vụ gặt ở Vĩnh Lộc.

Tháng 1/1969. Thôn xóm ở Vĩnh Lộc.

Tháng 1/1969. Những đụn rơm.

Tháng 1/1969. Một con đường ở Vĩnh Lộc.

Tháng 1/1969. Một ngôi nhà ven sông ở ngoại vi Sài Gòn.

Tháng 1/1969. Hình vẽ ngộ nghĩnh trên phố.

Tháng 1/1969. Những người bán xăng lưu động bên lề đường.

Tháng 1/1969. Trường đua Phú Thọ trước giờ khai cuộc.

Tháng 1/1969. Dân “tuyệt phích” trên trường đua Phú Thọ.

Tháng 1/1969. Trường đua Phú Thọ giờ tàn cuộc.

Tháng 1/1969. Trú mưa dưới cổng trường đua Phú Thọ

Tháng 1/1969. Người dân chờ phân phát lương thực tại Nhà Bè.

Tháng 1/1969. Hai mẹ con chờ được phát lương thực.

Tháng 1/1969. Người ăn xin mù lòa và đứa con.

Tháng 1/1969. Những chiếc đầu lân của ngày Tết.

Tháng 1/1969. Một người ăn xin bị mù.

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Tướng cướp Bảy Viễn – Tổng trấn Sài Gòn xưa

Là  3 lần vượt ngục trước khi quy hàng Pháp để leo đến chức Tổng trấn Sài Gòn và là em kết nghĩa của vua Bảo Đại. Trong giới giang...

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Chiến tranh Đại Cồ Việt – Đại Lý, một góc khuất sử Việt

Chiến tranh giữa nước Đại Cồ Việt thời vua Lý Thái Tổ và vương quốc Đại Lý là cuộc chiến mà ngày nay khá nhiều người trong chúng ta chưa...

Những đứa trẻ mưu sinh nơi đô thị

“Cô ơi mua giùm con tờ vé số, chú ơi mua cho em ổ bánh mì”. Giọng mời gọi trong veo của các em xen giữa âm thanh xô bồ,...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử...

Bìa báo xuân nửa thế kỷ trước

Những người sống ở Sài Gòn cách nay trên dưới nửa thế kỷ đều nhớ tranh của họa sĩ Lê Ngọc Trung tức Lê Trung. Lê Trung chuyên vẽ tranh...

Hò bài thai – thú chơi thanh nhã của người Huế xưa

Hò bài thai thường được chơi trong các phiên chợ Tết ngày trước ở Huế. Đây là cuộc chơi dựa theo những lá bài của bộ bài tới. Bộ bài này...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Exit mobile version