Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hiện tượng nhuộm tím bầu trời Mỹ

Tuyết và ánh đèn từ một trang trại trồng cần sa y tế biến bầu trời ở thị trấn Snowflake, bang Arizona thành màu tím đậm.

Bầu trời ở thị trấn Snowflake vào sáng sớm ngày 10/1. Ảnh: Facebook.

Bầu trời ở thị trấn Snowflake vào sáng sớm ngày 10/1. Ảnh: Facebook.

Cara Smith chứng kiến hiện tượng lạ trên đường đi tới trang trại Copperstate vào khoảng 6h30 ngày 10/1 theo giờ địa phương. “Trong trang trại luôn bật đèn tím nhưng ánh đèn không thắp sáng bầu trời như thế này. Sáng hôm đó trời mưa tuyết, đồng thời có rất nhiều mây và sương thù”, Smith chia sẻ.

Smith chụp lại cảnh tượng và đăng trên Facebook cá nhân, sau đó bức ảnh được trang cộng đồng của hạt Navajo chia sẻ lại. Các nhà chức trách cho biết màu sắc đặc biệt này do những ngọn đèn cực tím dùng để trồng cần sa ở trang trại Copperstate tạo ra. Ánh đèn phản chiếu trên nền tuyết quanh trang trại, rọi sáng các đám mây trên cao.

Trang trại Copperstate là nhà cung cấp cần sa y tế lớn nhất ở Arizona. Trang trại có nhiều nhà kính trên diện tích hơn 16 hecta. Hiện nay, khoảng 70 loại cần sa đang được trồng tại đây và dự kiến thêm 40 loài khác sắp được bổ sung.

Bầu trời màu tím từng được ghi nhận ở vài nơi khác tại Mỹ trong thời gian gần đây với lý do khác nhau. Hồi tháng 9, bầu trời chuyển màu tím ở Florida sau khi bão Dorian tràn qua khu vực. Các chuyên gia giải thích đó là kết quả do ánh sáng Mặt Trời lúc hoàng hôn bị tán xạ bởi đám mây giông trong cơn bão.

Sài Gòn – Nửa đêm ngoài phố

Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm Nhớ chuyện xưa vào đời… Đó là ca từ một bài hát khá phổ biến vào những năm đầu thập niên...

Ban nhạc Shotguns và người nhạc sĩ đa tài

Tôi biết nhạc sĩ Ngọc Chánh từ ngày anh còn làm ở phòng trà khiêu vũ trường Queen Bee trên lầu của thương xá Eden, lúc đó đang do nữ...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 9/Kết – Tây đến Tây đi

Kể về người Pháp sang đất Sài Gòn, trong số những người tiền phong phất cờ, phần nhiều lắm người hữu học, thông thái: -Aubaret, lão thông chữ Hán, từng...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 1): Sự thật bất ngờ

Trước năm 1975, tướng cướp Bạch Hải Đường nổi lên như một “huyền thoại”. Một tướng cướp khét tiếng, hào hoa phong nhã. Tướng cướp Bạch Hải Đường. Cuộc đời...

Sài Gòn năm 1969

Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam...

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai

Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 5/10 – Giang hồ trong khám Chí Hòa

Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1960, đầu 1970. Lúc này, trong trại giam Chí Hoà nhốt một dọc những tay giang hồ nổi tiếng vào thời gian ấy....

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Vài nét về việc thi võ ở Đại Việt thời xưa

Đại Việt có một lịch sử nhiều binh đao, và người Việt xưa cũng vì thế mà coi trọng võ học. Tuy nhiên hệ thống thi cử tuyển võ quan...

Việc ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (Kỳ 1)

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Exit mobile version