Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bao giờ lại pháo

Về lễ hội ở Ðồng Kỵ (Bắc Ninh), thông tin Mạng của Tổng cục Du lịch Việt Nam viết sơ lược mấy dòng, đại khái nói hội làng xưa có tục rước pháo, nay chỉ rước mô hình quả pháo. Ðọc, thấy chưng hửng. Cả một cái sinh hoạt thật ly kỳ mình trông tận mắt cách nay chưa tới hai mươi năm mà bây giờ đã lu mờ đến thế thật sao…

Rước? Không phải rước “ông” đi dung dăng dung dẻ khắp làng cho vui đâu, mà rước ông ra chân đê, dựng ông lên, gia chủ hương đèn cúng vái ông cẩn thận, rồi châm ngòi cho ông tan xác. “Pháo đùng” nổ to như bom, vì mỗi ông pháo dài hàng sáu bảy mét, đường kính đến hơn mét (nghe nói là đã bé lại so với xưa kia!). Vào năm 1993, mỗi tiếng bom ấy là một, đôi cây vàng vừa tan thành khói. Thực ra trước khi châm đến ông đùng, phải đốt hàng vài chục mét pháo con quấn trên giàn, gọi là pháo tràng. Thi pháo tốn kém thế, nên dự thi cả làng mỗi năm chỉ độ vài nhà. Pháo nhà nào được chấm nhất thì gia chủ được trai làng công kênh rước chạy quanh sân đình, gọi là “dô ông đám”. Hội pháo đông đảo người xem, rùng rùng, à à từng đợt, vui đúng như Tết!

*

Tương truyền thành hoàng làng Ðồng Kỵ là một tướng giỏi của Hùng Vương thứ 6, có công giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân. Nhưng không thấy nhà nghiên cứu nào liên hệ cụ thể thần tích ấy với tục làm những cái pháo khổng lồ.

Ðọc sách nghiên cứu thì mờ mịt, đọc Truyện ngắn hay, lại có lần tình cờ thấy chút manh mối. Ðỗ Chu viết: “Làng người ta (…) rước cờ rước kiệu, còn làng tôi (…) đám đàn ông (…) hò nhau khiêng những quả pháo rõ to mang ra ngoài đồng đốt ầm ầm như súng thần công (…)”(1). Ông Ðỗ không cho biết tên làng, nhưng bảo “thuở ấy ông Gióng qua làng chúng tôi rồi leo lên núi Sơn, bay về trời”. Làng lại có sông Cầu chảy qua. Và nhất là cái tiếng của “bà tôi”: “khê khê, nằng nặng, khắp vùng không có tiếng nào khó nghe như tiếng làng tôi, chợt nghe là nhận ra ngay, chẳng trộn vào đâu được. Người ta kêu “ối trời đất quỷ thần ơi”, thì làng tôi mọi người lại kêu “ới ểu ơi là ểu ơi, ế leo ơi”.” A, thứ thổ âm lạ lùng ấy ở Ðồng Kỵ năm 1993 còn nghe được rõ!

*

Ðỗ Chu kể những người thông thạo lịch sử bảo tổ tiên người làng Ðồng Kỵ hoặc là dân Thanh Nghệ mò ra lập ấp hoặc là tù binh Chàm bị vua Lê vua Lý đày về đây khẩn hoang.

Căn cứ vào tiếng nói của dân làng, Ðồng Kỵ có lẽ là cái “hoặc” thứ hai, tức là một trong hai mươi mốt “sở” Chàm quanh Thăng Long mà Nguyễn Trãi có nhắc đến trong Dư địa chí.

Thế thì làng lập sau Hùng Vương thứ sáu đến mười sáu mười bảy thế kỷ, làm sao xảy ra chuyện người làng làm tướng giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân được?!

Có nhà sử học cho rằng sự tích Thánh Dóng chỉ mới ra đời trong nửa đầu thế kỷ 14. Nếu đúng vậy, làng Ðồng Kỵ rất có thể đã có người tài theo giúp Thánh…

Thần làng Ðồng Kỵ đã thấy lờ mờ, nhưng pháo làng Ðồng Kỵ thì vẫn hoàn toàn bí ẩn: không nghe ai nói người Chàm có tục chơi pháo khổng lồ, vậy do đâu mà làng lại rước ông đùng?

*
Mỗi lần nhớ lại cái ngày đi xem hội pháo Ðồng Kỵ năm “xưa”, ngay bên cái cảm tưởng ngạc nhiên về những quả pháo to nhất thế giới ấy, luôn còn có chút tiếc nuối về hai cái bóng nhỏ xíu.

– Chú ơi, mỗi kiểu bao tiền hở chú?

Hai con bé con mặc quần áo mới, lẵng nhẵng chạy theo hỏi chú “phó nhòm” lủng củng máy móc đang rảo bước về phía các ông đùng. Ngoái nhìn, thoáng chú ý hai cái mặt nhỏ thật xinh xắn, rồi tiếp tục xông pha.

– Chú không chụp lấy tiền.

Thì không, nhưng giá cứ ngừng lại mà bấm mấy kiểu để bốn cái con mắt trong trẻo hớn hở kia đỡ ngơ ngác…

Mới đây chứ mấy, thế mà các cháu ấy hẳn đã thành mẹ cả rồi. Bao giờ mới lại dô ông đám, hở làng ta?
____________________
(1) Ðỗ Chu, “Một loài chim trên sóng”, trong </i>Truyện ngắn hay 1994<i>, nxb. Văn Học, VN, 1995.

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Lịch sử ngành Tạp Chí

Sự khởi đầu của tạp chí in Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn...

Cảnh trảy hội chùa Hương năm 1990

Loạt ảnh chụp năm 1990 cho thấy cảnh trảy hội chùa Hương cách đây hơn 30 năm dường như không mang vẻ bon chen, xô bồ như những năm gần...

Dinh thự của mẹ vua Bảo Đại ở Huế

Nhà lưu niệm bà Từ Cung vừa là một địa điểm lưu dấu bà Từ Cung Hoàng thái hậu, vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc giai đoạn 1848 – 1878

Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra tại một số tỉnh biên...

Gạo Nàng Thơm chợ Đào

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước,...

Nguồn gốc của mười hai con giáp

Nguồn gốc của 12 con giáp thường được xem như một sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, từ văn minh Trung Hoa lan tỏa và ảnh hưởng tới...

Bức tranh di truyền về nguồn gốc của người Việt

Các nghiên cứu di truyền được công bố trong khoảng 20 năm gần đây đang dần dần làm rõ bức tranh về nguồn gốc của nhân loại nói chung, cư...

Tìm hiểu từ nguyên một số cặp từ Hán Việt

Trước hết thử xác định lại nguồn gốc người “Hán” hay “Hoa Hạ”.Tham khảo bản đồ thiên di của nhân loại ở châu Á, tài liệu gốc từ Đại học...

Exit mobile version