Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Buồn của tôi

Tôi từng mơ màng trong cơn say những ngày cũ, buồn cuộc đời cứ mãi đơn côi một niềm thương nho nhỏ không thể thành lời. Khúc hát ngày ấy từng vang trên dọc cái hành lang hun hút tưởng dài nhưng chỉ bằng đôi ba bước chân và buồn của tôi cứ thế âm vang cả những ngày sau lúc tôi đã buông bỏ. Nhiều đêm ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, cố mở to đôi mắt nhìn sâu vào màn đêm thăm thẳm lại lặng lẽ vun nén cái nỗi buồn cứ nghẹn đắng nơi cuống họng. Những cảm xúc xưa kia giờ đã khác, cái còn lại chỉ là chút mơ hồ, lạc lõng của kí ức, là những ngày nắng gắt, những ngày mưa giông, là chiều buông tiếng hát rạo rực, những ban mai tiếng gáy gà gọi nắng và cả những đôi chân rong ruổi chẳng thiết đường về…

Ảnh: Unsplash

Xa xăm hạ ấy, từng vạt nắng long lanh hóa thân làm cánh phượng hồng, tôi quặn lòng đón chuyến tàu về miền xưa đầy gió. Vẫn là tôi, đang ở đấy, một tuổi mười tám lách cách đạp xe ngang con dốc của phố huyện nhỏ, lặng nghe cánh bằng lăng nghiêng mình xao xuyến trong sắc tím rụng rơi, nghe mộc mạc tiếng ghi-ta ai vang làm dậy nồng cả chiều hoàng hôn ngập nắng và đôi mắt trong veo đầu đời thơ thẩn ngâm mình trong khúc tình ca. Nếu biết một ngày trái tim này sẽ đau có lẽ tôi đã bước đi ngay sau cái vụt tắt của da diết thanh âm bạn hát và bởi vì đã ngây ngô, hồn nhiên tuổi ấy, tôi đã thả mình trôi về phía niềm đau- nơi những yêu thương tận cùng là ngõ cụt, nơi cuốn tiểu thuyết chương cuối còn dở dang bởi cái kết cho bản tình ca là chẳng thể trọn vẹn. Và rồi tôi cố, tôi đã cố để vẽ hết những giấc mơ tôi lãng quên thuở ấy, tôi đã cố để khắc hết buồn vui thương nhớ năm tôi vừa mười tám, tôi đã cố để trái tim thôi đợi thứ tình yêu mơ mộng, sắc bén ấy quay đầu và tôi đã cố để chôn hết những lần “tôi đã cố ấy” về miền xa xôi- nơi người ta vẫn nhắc đến với câu nói “hồi xưa…” mà lòng quặn xiết một nỗi buồn cứ lặng lẽ dư ba trong hoài niệm.

Giữa lưng chừng tuổi trẻ, yêu bản thân là khi tôi cúi đầu cất bước, tự dặn lòng rằng thôi quay đi để khóe mắt ngừng cay, đôi tay nếu cứ cố chấp nắm lấy ánh Mặt Trời thì sẽ bỏng rát đến tứa đau; buông tay còn để tôi khuất mình sau những ngã rẽ khác, ở trạm tiếp của yêu thương, không lần nữa làm kẻ đến sau và nức nở ôm lấy trái tim người đã chia năm xẻ bảy. Hoài niệm ngày ấy, xin gió giữ giùm, để người tôi thương cứ mãi là vô vọng trong tôi, để lúc nhìn nhau là một thoáng xa xôi như cái hanh hao của một chớm thu nơi tuổi mười tám. Tình yêu ấy xin nắng hong khô, cho buồn vui không còn là một điều quá lớn lao của tuổi trẻ, để trái tim sẽ lại lạnh ngắt với cái tương tư vốn dĩ đã không thành.

Tôi vẫn cứ thế, vẫn chờ chiều buông để một mình lại ôm ấp những ngày đã trôi về dĩ vãng. Dẫu trái tim này đã nguôi ngoai như những con sóng giữa lòng đại dương, dẫu bản tình ca bạn từng hát không còn da diết khi heo may kéo về trên đồi thông lộng gió, dẫu cánh diều giấy mong manh không còn khao khát nữa hạnh phúc được giữ cho mình một mảnh trời riêng xanh ngắt thì vẫn mong ai đó biết rằng thanh xuân của tôi đã từng thương một người vô tâm đến cháy lòng.

Ai biết đâu, có thể một ngày nào đó tôi sẽ quên, cái vấn vương mơ mộng học trò xưa kia chỉ như đám mây trắng rong ruổi hết con đường, bầu trời của tôi cũng sẽ trôi xa như nỗi buồn sâu thẳm ấy. Chỉ mong rằng, thế gian dài rộng như thế, đừng để bàn tay lại lặng lẽ nắm chặt thứ tình cảm vô tình và đau đớn ấy thêm lần nào nữa. Buồn của tôi, thế là mênh mông lắm rồi…

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Vua bột ngọt giàu nhất Sài Gòn lụi tàn chỉ vì “sắc”

Người Sài Gòn – chợ lớn ngày xưa thường gọi Trần Thành là “Tỷ phú của Tỷ Phú” với thương hiệu bột ngọt nức tiếng doanh nghiệp của ông vượt...

Những kiến thức sai trong sách giáo khoa phổ thông

Số giác quan thực sự, từ tính của cà chua và những màu cơ bản là những kiến thức khoa học mà chúng ta thường hiểu nhầm hoặc chưa được...

Thời xưa người miền Tây mặc gì?

Trong thời gian Nguyễn Hoàng trấn thủ tại Thuận Hóa, trang phục của người dân ở đây cũng giống như ngoài Bắc nhưng càng tiến về phương Nam, trang phục...

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Về tục thờ Bà Đen ở Nam Bộ

Nếu như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dạng thức thờ Bà Chúa Xứ ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong tâm thức của cộng đồng người trong khu...

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Thành ngữ “Ngựa Quen Đường Cũ”

Ngày nay người ta thường sử dụng câu: "ngựa quen đường cũ" để chỉ những người chứng nào tật nấy. Dù có hứa cải thiện cỡ nào cũng vẫn sa...

Vì sao nói “Treo đầu dê, bán thịt chó”?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi muốn nói tới những kẻ thường dùng những chiêu bài giả mạo để lừa bịp người khác, gian lận tráo trở trong buôn bán,...

Ngọc Cẩm  và Nguyễn Hữu Thiết – cặp nghệ sĩ tài năng

Phong trào tân nhạc tại miền Nam vào thập niên 50 - 60 ở thế kỷ trước có hiện tượng khá đặc biệt. Đó là sự xuất hiện của nhiều...

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm...

Nghề thêu của người Việt

Thuở còn đi học, tôi rất thích câu hát ru của mẹ: “Một mai ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim ”. Đó là câu hát...

Exit mobile version