Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2 – Bá hộ Bì kén rể thầy thông Thầy ký Trạch trở thành rể quý

Chưa bao giờ Nhà Lớn trải qua những ngày tưng bừng nhộn nhịp như mấy ngày ông Hội đồng làm lễ – trước lễ sau tiệc – mừng ngày Cậu Ba ăn học thành tài, từ Kinh thành Ánh Sáng trở về Bạc Liêu. Lúc này đã là “Tân trào” – Nam Kỳ được Pháp tách ra làm thuộc địa, từ lâu không còn ràng buộc với hai miền Trung và Bắc mà Tây đặt dưới chế độ bảo hộ. Tâm lý dân chúng vẫn còn theo xưa: người ta gọi lễ – tiệc mừng Cậu Ba du học Pháp quốc trở về là lễ-tiệc “vinh quy bái tổ”.

Dân Bạc Liêu cho rằng tiệc nầy còn linh đình hơn lễ tân gia ăn mừng Nhà Lớn. Họ nhận xét rất đúng vì lễ tân gia chỉ là ăn mừng nhà mới của một đại điền chủ giàu có số một trong tỉnh, ý nghĩa của nó chỉ có vậy thôi, làm sao sách kịp với lễ “vinh quy bái tổ” của Cậu Ba ngày nay. Lễ này nói lớn lên cho mọi người biết là ông Hội đồng đã khéo nuôi dạy con, cậu nào trong dòng họ Trần Trinh cũng đậu Đíp-lôm là thấp nhất. Cậu Hai sắp thi tú tài thì bỏ học về phụ ông Hội đồng trông coi điền đất. Cậu Tám Bò tên thật là Trần Trinh Khương cùng tốt nghiệp Thành chung (Đíp-lôm). Lẽ ra thì phải lên Sài Gòn học tiếp ban tú tài nhưng vì tánh cậu Tám lãng mạn hơn người nên ông bà Hội đồng phải “cưới vợ cầm chân” để chậm những bước “bay nhảy” của cậu. Còn cậu Ba đúng là niềm tự hào của ông bà Hội đồng. Ông chưa kịp hỏi Cậu Ba theo học ngành nào, chưa biết là bác vật (kỹ sư) hay thầy kiện (luật sư) – chuyện đó để hỏi sau – nhưng ông rất hài lòng có con đi học bên Tây về. Mấy tiếng “đi học bên Tây về” cũng là một bằng cấp cao quý không phải bất cứ đại điền chủ nào cũng có con học giỏi đậu cao như Cậu Ba. Điều ông Hội đồng khoái chí trước tiên là ngay ngày đầu, khi về tới Sài Gòn, Cậu Ba đã đẩy sốp-phơ sang một bên, tự lái chiếc xe Huê Kỳ hiệu Chevrolet của ông Hội đồng mới kéo từ trong hãng Tây ở góc Charner-Bonard. Trên con đường “thiên lý” Sài Gòn – Bạc Liêu dài hơn ba trăm cây số, qua hai chiếc bắc (phà) Mỹ Thuận và Cần Thơ, Cậu Ba lái “boong boong” qua mặt tất cả các xe đò chạy đường lục tỉnh. Ở những khúc đường vắng từ Trung Lương tới An Hữu, Cậu Ba phóng như bay, kim tốc độ chỉ các con số 80.90. Xe vọt qua các xe Ứng Ký, Đại Đồng nổi tiếng anh chị không bao giờ để cho xe nào qua mặt. Có lúc ông Hội đồng lên ruột khi Cậu Ba nhận còi đòi qua mặt xe Ứng Ký. Tài xế Ba Thẹo nghe còi phía sau nhưng nhất định không lách vô nhường đường, Cậu Ba cười gằn: “Kỳ khôi hả? Được! Tao cứ thúc đít mầy hoài, coi mầy chịu được bao lâu!” Hai xe cứ co kè với nhau cả chục cây số.

Ông Hội đồng ngồi băng sau cứ nhấp nha nhấp nhổm, chồm tới khều vai Cậu Ba:

– Nhịn nó đi con! Ăn thua làm gì với mấy thằng xe đò!

Nhưng Cậu Ba lắc đầu:

– Không! Nhịn sao được! Xe mình mới xuất xưởng, máy móc tối tân, ăn trùm mấy chiếc xe đò thổ tả đó. Tai sao mình phải chạy sau để hứng bụi?

Và đúng như Cậu Ba nghĩ, trong trận đấu cân não nầy, Ba Thẹo chịu thua vì khi chiếc xe đò năm tấn chở đầy năm chục hanh khách lao nhanh với tốc độ 80 cây số/giờ, mấy bà già giã trầu hoảng quá vì gió quất vào mặt vào mũi khiến mấy bả ngộp. Cây cối hai bên đường chạy thụt lùi với tốc độ chóng mặt. Tự nhiên hai bàn tay mấy bả toát mồ hôi lạnh. Thế rồi từ phía các băng sau có tiếng la ó vang rân, dù vị gió đàn cũng thấu tới tai Ba Thẹo:

– Thằng Ba Thẹo bị con gì chích mà nó đạp lút ga xăng vậy nè? Về tới Cà Mau phải méc chủ hãng xe mới được! Để thằng Ba Thẹo lái xe, thế nào cũng lật xe hay gây tai nạn chết người!

– Không đi xe Ứng Ký nữa! Xe đò gì mà coi mạng hành khách rẻ như trấu!

Nghe đầy lỗ tai, Ba Thẹo lắc đầu lầm bầm: “Thằng nào mà lái xe cừ quá vậy cà? Thôi, tao chịu thua mầy! Vì sanh mạng của hành khách!” Hắn khoát tay làm hiệu cho xe sau vọt qua. Dù nhân nhượng nhường đường, hắn vẫn không giản tốc độ, cố ý thử tài tên sốp-phơ hắn chưa biết mặt.

Chừng chiếc xe Chevrolet mới toanh phóng qua như ánh chớp, ba Thẹo càng kinh ngạc:”Tài xế nào đây mà ăn mặc như dân cậu, cà vạt, áo lớn, kính mát gọng vàng, đầu đội Mossant giá một cái bằng tiền lương thầy ký cả tháng! Ai vậy cà? Nhớ số xe để sau này rà thì biết.” Qua được xe đò Ứng Ký do sốp-phơ Ba Thẹo lái, ông Hội đồng thở phào nhẹ nhõm, chồm tới khều vai Cậu Ba:

Chiếc máy bay của Công tử Bạc Liêu
– Thằng Ba mầy học lái xe hồi nào mà lái còn hơn sốp-phơ xe đò? Hồi học ở Sài Gòn con chưa cầm vô lăng mà?

Cậu Ba vẫn giữ tốc độ 80 cây số/giờ:

– Học bên Tây chứ đâu ba. Dễ lắm! học vài buổi là lấy permis.

– Không có xe nào phía trước. Chạy chậm lại đi. Lúc mầy qua mặt xe đò, tao hồi hộp muốn đứng tim.

Cậu Ba cười:

– Ở bên Tây, đường rộng, tha hồ chạy nhanh. Quen tật rồi, hễ lên xe là đạp lút ga, Bây giờ biểu chạy chậm thì khó…

Ông Hội đồng:

– Chay mau mới khó, còn chạy chậm khó nỗi gì? Mầy nói nghe lạ quá!

– Tại ba ở nơi “khỉ ho cò gáy” nên không biết. Bây giờ bên Tây có một chứng bịnh mà đám thanh niên tụi con mắc phải, đó là bịnh “say tốc độ” Tây gọi là “ivre de vitess”. Ba biếg không, lái xe 100 cây số/giờ, con còn chê chậm. Con đã học lái máy bay…

– Trời đất! Mầy biết lái máy bay? Thiệt không?

– Sao không! Để về nhà con đưa permis lái máy bay cho ba coi. Bên mình nhà quê quá chớ bên Tây, mấy ông chủ điền lớn đi thăm ruộng bằng máy bay, loại hai cánh giống như con chuồn chuồn đó ba.

– Vậy he! Ông Hội đồng thích nghe Cậu Ba kể chuyện bên Tây, Chuyện nào ông cũng thấy hay, như chuyện lái xe hơi như bay, như chuyện lái máy bay đi thăm ruộng. Ông hãnh diện Cậu ba có bắng cấp lái cả hai. Ông định tới mùa lúa sẽ mua một chiếc máy bay đi thăm ruộng. Dân Bạc Liêu sẽ “lé” khi biết chuyện cha con ông Hội đồng Trạch đi tăm ruông bằng máy bay! Đây là chuyện chưa hề có tại Nam Kỳ lục tỉnh, mà có lẽ cũng là chuyện hi hữu trong cã ba xứ Việt Nam. Để thủng thỉnh rồi dọ xem mấy bay bao nhiêu một chiếc. Mà Tây cho người mình sắm máy bay không đây? Để hưỡn hưỡn, biểu thằng Ba nó hỏi dò coi, mà chắc được, vì người đứng tên mua máy bay là Trần Trinh Quy, người đã từng du học bên “chánh quốc” ba năm, có bằng lái hẳn hòi.

Với sự hưng phấn đó, ông Hội đồng càng thêm hãnh diện về cậu Ba. Tới Cần Thơ hai xe chạy vô Châu Thành dùng cơm trưa. Ông Hội đồng tính vô tiệm ăn Quảng Đông sang trọng nhất Châu Thành, nhưng Cậu Ba dừng xe tại Bungalow là nhà hàng của Tây ở sát bờ sông:

– Trưa nóng nực, mình ghé lại đây hứng gió sông cho mát!

Ông Hội đồng đồng ý ngay, song ông lo Tây không cho người mình vô nhà hàng Tây. Nhưng ông đã lo sợ hão. Thằng Tây quản lý Bungalow ngay từ giây phút đầu đã bị Cậu Ba chinh phục. Với phong cách của một người sống nhiều năm bên Pháp, Cậu Ba nói chuyện với viên quản lý thật tự nhiên, cử chỉ rất tự tin! Hai yếu tố đập mạnh vào tâm lý hắn ta: khách tới với hai chiếc xe hơi sang trọng, trong đó có chiếc Chevrolet đời mới. Thứ hai trưởng đòan là một thanh niên bảnh trai, ăn mặc đúng mode Paris, nói tiếng Tây như Tây chánh quốc chứ không phải tiếng Tây xứ Ấn Độ như bọn Chà ở đường Ohier trên Sài Gòn.

Trong lúc dùng bữa, ông Hội đồng đã tính trước các nước cờ mà Cậu Ba sẽ là một quân cờ quan trọng. Con cái các đại điền chủ khác, dù là công tử Bạc Liêu có ăn học ở các trường trung học tư thục Nam Hưng hay Bassac, hoặc học giỏi thi đậu vô Collège Cận Thơ, ông Hội đồng cũng coi thường. Đám đó chỉ là “cò ke lục chốt”. Thỉnh thoảng cũng có vài con “chốt sang sông” đi Tây đi Tàu. Tàu ở đây là Hồng Kông – nhưng khi về nước thì không tạo được một tên tuổi nào đáng kể. Khác hẳn cậu Ba Qui của ông.

Nước cờ của ông HỘi đồng là ngay từ giờ phút đầu trong tiệc mừng con đi Tây về, ông sẽ quảng cáo rầm rộ cho cậu Ba Qui. Cách hay nhất là mời tất cả công chức cao cấp trong tỉnh, từ thông ngôn ký lục tới còm-mí, chủ quận đếm tham biện chủ tỉnh. Không bỏ sót một người Pháp nào, hạng thấp như tào cáo chuyên đi bắt những người nấu rượu lậu cũng mời. Càng đông càng vui. Ngoài ra còn mời các đại điền chủ để họ “ngán” dòng họ Trần Trinh mà chịu xuống nước làm đàn em.

Tất nhiên không bỏ qua bà con thân thuộc, Nhưng đãi riêng từng giới. Trong gia tộc trước hết là Bá hộ Bì là ông già vợ của ông Hội đồng, là ông ngoại của Cậu Ba. Xin giới thiệu vắn tắt về ông Bá hộ: Tên Cúng cơm của ông là Phan Văn Bì, Người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, Người ta tặng cho ông Bá hộ là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”. Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên “mến tay mến chân”. Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ “tình trong như đã mặt ngoài còn e” liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rễ một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là “lọt sàng xuống nia”, các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể…

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 9/10 – Những ngày cuối của Lâm Chín ngón

Tôi quen Lâm Chín ngón đã lâu, viết về nhân vật này đã khá nhiều, nhưng chưa bao giờ viết về những ngày cuối đời của Lâm, cũng như cái...

Ấn chương và truyền quốc ngọc tỉ

Ấn chương ( 印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín;tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật...

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo - Tạo tác trong niên hiệu...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Nhìn lại lịch sử Phù Nam

Trong một bài giảng đầu tiên của tôi cho một lớp sinh viên nghiên cứu khảo cổ học năm thứ tư tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở Phnom...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Hành trình 200 năm của thương hiệu Scotch Whisky hàng đầu thế giới

Không ai có thể ngờ được rằng chỉ từ một cửa hàng nhỏ tại Kilmarnock, Scotland, tên tuổi của John Walker 200 năm sau lại mãi mãi được ghi nhớ...

Quạt Ba Tiêu là cây quạt gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới quạt Ba Tiêu. Một cây quạt thần có nhiều công dụng. Chiếc quạt này đặc biệt được biết đến qua tác phẩm...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Exit mobile version