Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mùa xuân ở trong rừng

Mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xua dần đi cái giá rét. Sắc xám trên bầu trời nhạt dần, nhường chỗ cho màu xanh và những áng mây bềnh bồng. Gió thổi hơi lành lạnh, mưa phùn lất phất rơi. Mưa phủ xuống mặt đất gọi hạt ngủ nảy chồi, mưa chạm nhẹ cành cây khô gọi lá non chớm nhú.

Giữa rừng, những cây đào đã bắt đầu hé nụ hoa chúm chím phớt hồng lấp ló trong những búp lá xanh mướt. Chú gấu con ngơ ngác thức giấc sau một giấc ngủ đông dài, bước ra khỏi cái hốc cây của mình, ngước lên nhìn cảnh sắc xung quanh thay đổi. Chú hô to gọi mẹ:

– Mẹ ơi xem nè, hoa đào đã nhú. Mùa xuân đến rồi mẹ ạ.

Ảnh: Unsplash

Gấu mẹ nghe thấy tiếng con liền bước lại gần. Đúng rồi, là hoa đào đấy, vậy là mùa đông đã kết thúc. Gấu mẹ háo hức chờ mùa xuân tới để cả nhà cùng đi kiếm ăn.

Không chỉ có hai mẹ con nhà gấu mà còn thỏ, báo, hươu… và rất nhiều muông thú khác đi ngang qua cây đào đều buông lời cảm thán. Năm này qua năm khác, chúng đã quen với việc nhìn thấy sắc hoa đào để nhận ra nàng tiên mùa xuân ghé thăm khu rừng này. Cây đào cảm thấy hãnh diện về điều đó, mỗi khi có ai khen, nó đều ưỡn ngực vươn cành lên cao một cách tự hào. Dần dà, nó nghĩ rằng nhờ nó mà mùa xuân mới đến. Nếu nó không ra hoa thì cả khu rừng sẽ mãi chìm trong một mùa đông dài lạnh lẽo.

Nó thì thầm với gió như vậy, gió lại kể cho suối nghe. Những con cá truyền câu chuyện đi xa, tới đất, tới núi và tất cả cỏ cây muông thú trong khu rừng.

– Bạn có nghe thấy gì không? Cây đào nói nhờ có cậu ấy nở hoa thì mùa xuân mới tới đấy. – Một con sóc ở bìa rừng nói chuyện với một con ốc sên.

– Đâu, tớ ở ngoài bìa rừng có thấy hoa đào bao giờ đâu mà mùa xuân vẫn đến ấy chứ. – Ốc sên băn khoăn trả lời. – Tớ lại còn nghĩ là do mấy hôm trước đàn én trở về mang theo cả mùa xuân cơ.

Nghe thấy sóc và ốc sên thảo luận, cụ rùa già đang lim dim cũng phải mở mắt lên tiếng:

– Ta sống ở khu rừng này đã bao nhiêu năm, từ khi những gốc đào kia còn chưa mọc thì đã thấy mùa xuân rồi. Không phải nhờ hoa đào nở mùa xuân mới tới, mà mùa xuân tới thì hoa đào mới nở được.

Ốc sên nghển cái cổ thật cao lên khỏi vỏ, hai râu vươn về phía cụ rùa.

– Ôi thế hả cụ, thế thời đó chưa có hoa đào thì hoa gì nở hả cụ?

– Hoa mai, hoa cúc, hoa cẩm chướng… nhiều loại lắm. Nếu cháu đi được khắp cánh rừng này sẽ thấy mùa xuân các loài hoa nở đẹp như thế nào.

Ra là thế, sóc ta gật gù. Vậy mà cây đào lại huênh hoang như thể cậu ấy ban ơn cho cả khu rừng vậy. Không thể để thế được, nó không muốn các loài cây khác phải chịu thiệt thòi.

Nghĩ là làm, sóc tạm biệt cụ rùa, bạn ốc sên rồi nhanh nhẹn chuyền cành đi mất. Nó gọi một vài người bạn nữa, tới chất vấn cây đào.

Cây đào ở trên cao, sau khi nghe sóc hỏi thì tỏ ra khó chịu lắm. Rõ ràng các loài vật đều ca ngợi nó, tại sao lại xuất hiện một con sóc nhỏ dám phủ nhận công sức của cây đào. Đám thú khác thì xếp vòng xung quanh lắng nghe câu trả lời.

Thôi được, đến nước này chỉ còn cách chứng minh bằng hành động. Cây đào giận dỗi nói với muông thú:

– Nếu các bạn không tin thì tôi sẽ không nở hoa nữa, để xem mùa xuân còn có thể đến nữa không.

Lời vừa dứt, cây đào thu lại những nụ hoa còn chưa kịp bung nở, lá cũng nhỏ dần rồi rút lại vào trong thân. Gấu và nai nhìn thấy thế thì có vẻ buồn, chúng sợ mùa xuân sẽ không đến thật. Gấu xoa cái bụng đói cồn cào của mình, nó không muốn ngủ đông thêm nữa đâu.

Mặc kệ câu chuyện của cây đào và muông thú, những hạt mưa phùn vẫn lất phất rơi, cần mẫn gọi hạt nẩy chồi đâm lá. Các loài hoa khác đã bắt đầu mọc, rồi trổ nụ đơm bông. Hoa bên đây, hoa bên kia tranh nhau tỏa hương thơm ngát, rủ đàn bướm bay lượn rợp rờn, rủ những tiếng chim chuyền cành hót vang lảnh lót. Cỏ mọc dày hơn, đám thỏ đám nai chẳng lo đói. Mật ngọt nhiều hơn, gia đình nhà gấu lại thỏa bụng no nê. Chúng mải tận hưởng món quà của mùa xuân mà quên bẵng đi lời thách thức của cây đào.

Hóa ra… mùa xuân vẫn đến.

Hoa đào đứng trơ trọi một mình, cành lá khẳng khiu khô khốc và ảm đạm. Không có hoa, không ai để ý tới nó nữa. Hóa ra nó chẳng cao siêu như nó vẫn nghĩ. Hóa ra nó chỉ là một loài cây giữa muôn vạn loài trong khu rừng này thôi.

Tủi thân, cây đào bật khóc. Càng khóc, những chiếc lá càng trốn sâu vào thân chẳng chịu nhú ra. Trông nó có khác gì khúc gỗ lạc loài giữa khu rừng xanh mướt không. Vì một chút dỗi hờn mà giờ đây nó muốn cũng chẳng thể ra hoa được nữa.

Hạt mưa rơi xuống chỗ cây đào, nghe thấy tiếng nức nở liền dỗ dành.

– Nín đi, nín đi nào. Để tớ tưới nước cho cậu nhé. Rồi sẽ ra lá, ra hoa. Rồi cậu sẽ lại xinh đẹp thôi.

Chỉ có hạt mưa là dịu dàng nhất, nhẹ nhàng xoa dịu tâm hồn. Cây đào cảm nhận được những giọt nước tan vào đất, thấm vào rễ cây, len lỏi trong từng thớ gỗ. Kì diệu quá, những chiếc lá lại nhú ra, hoa lại nở rồi kìa.

Cây đào mừng rỡ cảm ơn giọt nước, nhờ giọt nước gửi lời xin lỗi tới tất cả mọi người, mong mọi người quay lại chơi với nó. Giọt nước mỉm cười, trước khi đi còn thì thầm nói với cây đào:

– Không có cậu thì vẫn có mùa xuân, nhưng thiếu cậu thì mùa xuân cũng chẳng thể nào trọn vẹn nữa. Cậu và những loài cây loài thú khác, mỗi người đều là nét vẽ tô điểm cho bức tranh của mùa xuân. Hãy đoàn kết yêu thương nhau để cả khu rừng thêm đẹp nhé!

Câu chuyện phía sau những chiếc hộp quẹt Zippo

Hồi còn trẻ, tôi rất thích sưu tầm của lạ. Tôi “mê” nhiều thứ, từ những bài thơ tình thời tiền chiến đến những danh ngôn bất hủ; từ những...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Pilatus – tuyến đường sắt dốc nhất thế giới

Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh - 48%, chạy trên đường ray đã 120...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Đời người có 8 loại ân huệ cần ghi nhớ và báo đáp

Con người sống nơi thế gian ngắn ngủi mấy chục năm phải hiểu được biết ơn, không có gì là điều đương nhiên, cũng không có ai là phải vì mình mà trả giá, cho dù...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Sự cách biệt văn hoá Đông – Tây

Hai cõi người cách biệt Đông phương là đâu Tây phương là đâu Từ cái khác bên ngoài Đến cái khác bên trong Đến cái nhìn vũ trụ Đến cái...

Exit mobile version