Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nao nao gió chướng….

Hanh hao.

Mạnh mẽ.

Đột ngột

Mở cửa nhà sáng sớm, một luồng gió thốc thẳng vào mặt. Có chút mát mẻ, có ít khô khốc, có tí ấm nóng, như lạ, như quen….

Tựa một tình nhân đến thăm mà không hề nói trước, gió chướng đã đến lúc nào mà mọi người không biết, chẳng hay. Chỉ sau một giấc ngủ, những ngọn gió ở đâu đã rủ nhau họp mặt. Quây quần, hội tụ, tung tăng, chấp chới, quầy quả đi đến từng ngõ ngách , cuộn theo bao nhiêu là lá, là bụi, là lòng người khấp khởi trong thời khắc bánh xe thời gian quay dần về điểm cuối một năm.

Gió chướng lãng du, phiêu dạt, mang theo bên mình bao giọt nắng vàng hươm, rộn ràng ; phả vào đất, vào nước, vào cây cối, vào vạn vật….cái khô, cái nóng, cái gầm gừ của thiên nhiên những khoảnh khắc tàn mùa mưa. Không như cô nàng mưa ỉ ôi, rền rỉ trong điệu nhạc nước rơi nao lòng trên phông nền u ám của mây đen, anh chàng gió cuối năm này reo vang điệu khèn giòn tan như thanh âm bao chiếc lá lạo xạo trên mặt đường trong nền trời xanh rực. Với sức trẻ tươi mới, sự nồng nhiệt táo tạo của mình, nó cuốn phăng mọi dấu vết ủ ê, xám xịt của mùa mưa tả tơi, tức tưởi vừa qua, mang không khí khác hẳn cho cả con người và tự nhiên, cái khí trời khô ráo và ấm áp trong những ngọn gió ạt ào rong ruổi, đưa đến lòng mọi người chút nao nao hóng Tết .

Kể cũng lạ, Tết là hoa lá, là kẹo mứt, là thịt kho – dưa kiệu, là bánh tét – bánh chưng , là hoa mai – hoa đào …., nhưng Tết không thể lá Tết nếu thiếu đi thứ gió mùa Đông Bắc ầm ầm, mạnh bạo, thổi từ biển vào đất liền, ngược hướng chảy của các dòng sông chính , mà quê tôi nôm na gọi là gió chướng, gió báo hiệu Tết đến, xuân về. Sở dĩ có tên gọi là gió chướng vì hướng gió thổi ngược lại hướng chảy của sông Tiền và sông Hậu, dồn nước trở vào sâu trong sông và dân cao, có khi còn đem theo cả mặn vào.Thường mỗi khi có gió chướng thì trời hết mưa, ruộng lúa hết nước và nhà nhà thu hoạch. Mùa gió chướng ở miền Tây Việt Nam trùn với khoảng thời gian cận Noel, gần gần đến tết Ta, nên dù nó có mang đến bao khó khăn như gây xâm nhập mặn hay triều cường thì ai ai cũng mong chờ gió chướng như một tín hiệu của tự nhiên cho khoảnh khắc giao mùa cuối năm. Ngộ lắm! Dù nhà ai cũng có lịch, ti vi lại đưa tin tức hằng ngày, nhưng khi những cơn gió chướng chưa lào xào thổi thì không nghe ai nói Tết sắp tới. Dường như với những con người hiền lành, chất phác nơi vùng đất phương Nam này thì chỉ khi nào nghe gió chướng về trên bao tầng lá, hàng cây, bay bay tà áo bao cô gái thì khi ấy cuối năm mới được báo hiệu, Tết mới về…

Năm nay không nhuần, mùa mưa đã kết thúc tự lúc nào, thời gian trôi nhanh về cuối, những con gió chướng cũng đến sớm như Tết vậy, ngạc nhiên thay!

Đón ngọn gió bất ngờ lúc mở cửa nhà buổi sáng, nó chợt giật mình vì mùa xuân đã đến thật gần, Tết sắp tới rồi mà không hề hay biết. Nhắm mắt, hít hà, tưởng đến mùi kiệu chua, khô mứt…

Bây giờ nó mới để ý thấy xung quanh cảnh vật như đẹp hơn, người người cũng tươi tắn và tưng bừng rộn rã hơn. Những um cỏ cao ngang đầu người, sản phẩm của những ngày mưa dầm dề đang dần dần được dọn gọn. Đường quang lại, các khu vườn sạch đẹp hơn, làng xóm như thay da đổi thịt. Nhà nhà, người người khấp khởi. Bà bác cạnh nhà xem lại quầy dừa, căn dặn con cháu đừng hái nữa, để dành mấy trái dừa rám làm mứt. Dì Út đầu xóm bắt đầu xới đất, bón phân, trồng hoa, gieo hạt . Anh Ba cuối ấp lại chuẩn bị dụng cụ để uốn mấy chậu cây kiểng trong sân nhà. Tụi con nít xậm xịt, líu ríu đòi mẹ đi chợ mua vải, may quần, cắt áo. Không khí chuẩn bị Tết đã theo ngọn gió len lách vào từng nhà, mỗi ngõ, nó cũng háo hức mừng thầm. Tết sắp đến rồi, làm gì bây giờ? Nhà chưa có gì cả. Neo người, cha đi xa, còn hai mẹ con ngày ngày mải miết học hành, quần quật trong cuộc mưu sinh, chưa nghĩ gì đến xuân sang, năm mới cả. Gió thổi rồi, Tết tới nơi rồi. Đón gió và chuẩn bị đi thôi, nó ơi!

Nao nao gió chướng gọi mùa.

Vì sao khi ăn đồ quá lạnh lại bị “buốt váng đầu”

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa? Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong...

Áo gấm đi đêm là gì?

Áo gấm đi đêm: đây là một câu thành ngữ với ý nghĩa phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, không đúng chỗ của một hành động nào...

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Chữ “Nhẫn” của người Việt

Một trong những đức tính truyền thống giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay, dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đó là...

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời...

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn...

Gia Đình Vua Hàm Nghi

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi...

Exit mobile version