Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

14 từ viết tắt trên mạng khiến người lắc đầu không hiểu

Các từ viết tắt đang trở nên cực kỳ phổ biến trên Internet, đặc biệt là các mạng xã hội. Nếu bạn từng hoang mang không hiểu gì khi thấy đứa bạn comment những từ như “imo,” “tbh,” “tl;dr”, “AFK”, “NSFW”, “AKA” hay thấy dãy ký tự ICYMI trên một số post nước ngoài hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt này nhé.

1. AFK

14 từ viết tắt trên mạng khiến người lắc đầu không hiểu - Ảnh 1.

AFK là viết tắt của tiếng Anh Away From Keyboard, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “rời khỏi bàn phím”, thường được sử dụng để chỉ người đang không sử dụng máy tính. Trên Internet, AFK là từ viết tắt được dùng cho những ai không lên mạng (online) trong một thời gian. Trong game, AFK chỉ hành động thoát giữa trận hoặc ngừng hoạt động.

2. OP

Trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn, OP là viết tắt của từ tiếng Anh “Original Poster” có nghĩa tiếng Việt là “người đăng bài viết gốc” hoặc “Original Post” – “Bài viết gốc”.

Trong game, OP là viết tắt của Overpowered – Quá mạnh, thường được sử dụng để chỉ các nhân vật, vũ khí hoặc kỹ năng trong game quá mạnh, giúp người chơi có lợi thế hơn so với đối thủ.

3. DM

DM là viết tắt của Direct Message – Tin nhắn trực tiếp, thường được dùng để nhắc, hoặc yêu cầu người khác trao đổi tin nhắn trên mạng xã hội. Ngoài DM, một số người thường sử dụng từ PM, viết tắt của Private Message – tin nhắn riêng tư.

4. BTW

BTW là viết tắt của By The Way – Nhân tiện, thường được dùng để liên kết giữa các chủ đề không (hoặc ít) liên quan với nhau.

5. AKA

AKA là viết tắt của Also Known As – Còn được biết đến là. Từ viết tắt này thường được dùng để giải thích biệt danh, bút danh của một người hoặc chương trình, dịch vụ nào đó.

6. TBA

TBA là viết tắt của To Be Announced – Sẽ được công bố sau, thường được sử dụng khi nói đến một kết quả, số liệu, sự kiện sắp được công bố trong thời gian cụ thể.

7. IMO

Imo là viết tắt của cụm từ cổ điển In My Opinion (theo ý tôi thì). Một trong những cách nhẹ nhàng và an toàn để bạn bộc lộ ý kiến cá nhân. Còn trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dùng từ viết tắt imo với hàm ý “trật tự hết đi nghe tao nói”.

8. TL;DR

Tl;dr là viết tắt của Too Long; Didn’t Read (dài quá, đừng đọc). Từ viết tắt này thường xuất hiện trên web, ở cuối hoặc đầu của một bài viết dài hoặc trong phần người đọc đưa ra bình luận, ý kiến. Nếu xuất hiện trong bài viết, người đọc có thể bỏ qua phần tldr và xem tổng quan nhanh về nội dung mà không cần phải đọc toàn bộ bài.

9. ICYMI

Icymi là viết tắt của cụm từ In Case You Missed It (nếu lỡ bạn chưa xem). Icymi xuất hiện chủ yếu trên các post Facebook khi một số trang bí nội dung và quyết định share lại các bài viết cũ.

10. TBH

Tbh là viết tắt của từ To Be Honest (thật ra thì). Khi 3 ký tự xuất hiện, nó cho thấy người kia đã bắt đầu nổi điên với bạn hoặc bạn chuẩn bị đọc được những lời giả dối nhất trần đời.

11. NSFW

NSFW là cụm từ viết tắt của Not Safe For Work (không hợp ở chỗ làm). Cụm từ này xuất hiện là sự cảnh báo cho người đọc biết nội dung họ đang xem hoặc đang chuẩn bị xem có thể không hợp với chốn công sở, nơi đông người hoặc có trẻ em ngồi gần. Ví dụ như trang web bạn đang mở có chứa hình ảnh hoặc clip nhạy cảm.

Với nhiều người, NSFW là một từ khóa để search Google mỗi khi không ở chỗ làm.

12. AMA

Ama là từ viết tắt của Ask Me Anything (hỏi tôi bất cứ cái gì) từng trở thành trào lưu trên các mạng xã hội nước ngoài một thời.

13. TBT

Tbt viết tắt của cụm từ Throwback Thursday (thứ Năm hoài cổ), trào lưu up lại ảnh ngày xưa của bạn lên Instagram vào các ngày thứ 5. Nhiều người tin rằng, nếu thực hiện điều đó thì lượt like trên Instagram sẽ tăng vọt.

14. STFU

Stfu là viết tắt của cụm từ Shut The F*ck Up (im miệng đi), một câu chửi nhau hơi nặng lời của người nước ngoài. Khi “du nhập” vào Việt Nam, nhiều người rút gọn Shut The F*ck Up thành stfu để “nói giảm nói tránh” ở những nơi công cộng.

Nghĩa của từ “Thị” làm chữ lót trong tên của phái nữ!

Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages de l’ humanité của Michel...

Sài Gòn thuở phải cõng xe lửa qua sông

Ngày đó, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Vì thế, tới bờ sông, xe lửa dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo...

Nghĩa của từ Hảo hán

Thường có câu hỏi, tại sao người Việt lại hay dùng thành ngữ "Nam tử Hán đại trượng phu" hay dùng từ "Hảo hán" để khen một người khác? Chẳng...

Hình ảnh con người Đông Dương cách đây 200 năm

Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong triều phục Một vị hoàng thân mặc trang phục rồng phượng cầu kì Chân dung nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký...

Để phiền não trở thành chuyện tích cực hơn

Nước mềm mại mới có thể chảy ra tới biển sâu, vậy nên làm người biết thay đổi tâm thái, chuyển hướng trong tâm thì chuyện xấu cũng ắt sẽ...

Ký ức hương vị bánh mì Sài Gòn xưa

Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh...

Trường Thi Bình Ðịnh

Từ thời Gia Long (嘉 隆) đến Thiệu Trị (紹 治), sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận được phân phối ứng thí như sau: Các tỉnh...

Toàn cảnh Hà Nội một thế kỷ trước nhìn từ máy bay

Những hình ảnh này được thực hiện ở Hà Nội trong khoảng năm 1926 – 1951 từ máy bay quan trắc của Pháp. Cầu Long Biên năm 1951. Phố Paul...

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc...

Sài Gòn xưa nay một góc ảnh

Trong bài viết này, xin mời các bạn xem lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn...

Nguồn gốc của mười hai con giáp

Nguồn gốc của 12 con giáp thường được xem như một sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, từ văn minh Trung Hoa lan tỏa và ảnh hưởng tới...

Exit mobile version