Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đi máy bay an toàn đến mức nào?

Khi nghe tiếng động cơ phản lực lao trên đường băng, bạn sẽ trải qua cảm giác hẫng khi bắt đầu rời khỏi mặt đất và di chuyển hàng tiếng đồng hồ ở độ cao hàng chục nghìn mét so với mặt nước biển, ai cũng bật lên trong đầu câu hỏi: Đi máy bay có an toàn không?

Những con số “biết nói” về an toàn hàng không 

Thống kê trên thế giới cho biết, với những người mắc bệnh tim mạch, tỷ lệ tử vong sẽ là 50%; với người hút thuốc trước tuổi 35, tỷ lệ là 1/600 người; tỷ lệ tai nạn chết người đường bộ liên quan đến ô tô là 1/14.000, liên quan đến xe đạp là 1/88.000. Tỷ lệ tử vong do tai nạn đường sắt là 1/1 triệu; do sét đánh là 1/1,9 triệu; do ong châm là 1/5,5 triệu và con số đối với hàng không chỉ là 1/7 triệu lượt hành khách.

Kể từ năm 2011 đến 2018, số lượng các chuyến bay hàng không trên thế giới đã tăng khoảng 20 lần, nhưng tỷ lệ tai nạn và tử vong trên loại phương tiện này vẫn chỉ ở mức quanh mức 1/7 triệu. Điều này cho thấy mức độ an toàn của ngành không vận thương mại thế giới ngày càng cao.

Cuối năm 2018, 3 hãng hàng không của Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar đã được Airlineratings.com (website uy tín thế giới về việc đánh giá mức độ an toàn, chất lượng dịch vụ của hơn 435 hãng hàng không toàn cầu) đánh giá và xếp hạng đạt mức an toàn cao nhất (7/7 sao). Như vậy, ngành Hàng không Việt Nam đã và đang duy trì tốt thành tích 21 năm liên tục đảm bảo an toàn không để xảy ra tai nạn tàu bay được cộng đồng quốc tế công nhận.

Vietjet, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines – ba hãng hàng không của Việt Nam được xếp hạng cao nhất 7/7 sao về an toàn hàng không quốc tế bởi tổ chức uy tín AirlineRatings.

Những tiêu chí “khắt khe” của an toàn hàng không

Máy bay hiện đại được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất nhằm đạt tới các tiêu chuẩn an toàn cực cao. Để được phê chuẩn một thiết kế, các nhà chế tạo phải chứng minh được khả năng an toàn của phương tiện ngay cả khi bộ phận, máy móc chính gặp sự cố hoặc hư hỏng trong khi đang vận hành.

Trong quá trình thử nghiệm và phê chuẩn máy bay, các phi công thử nghiệm có lúc phải tắt hết động cơ trong khi bay để kiểm tra, đo đạc tính năng “lượn” và hạ cánh không động cơ. Họ còn thực hiện nhiều đề bài thử nghiệm nguy hiểm khác để đảm bảo thiết bị bay an toàn trước khi đem ra sử dụng thương mại.

Tháng 12/2018, một chiếc máy bay đã mất không chỉ một mà cả 2 động cơ khi bay từ Kinshasha đến Brussels (Bỉ). Động cơ bên trái dừng hoạt động khiến phi công phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và hạ độ cao từ 40.000 ft xuống 27.000 ft để hỗ trợ động cơ hoạt động trở lại. Khi tiếp tục hành trình, động cơ bên phải lại gặp sự cố, và lần này, phi công đã cho máy bay quay về nơi xuất phát và hạ cánh an toàn.

Một số sự cố không mong muốn vẫn thường xảy ra như việc máy bay quay đầu kiểm tra kỹ thuật, hay chuyến bay chuyển hướng do thời tiết, kéo theo việc trễ hoặc hủy chuyến. Chắc chắn hãng hàng không nào cũng muốn đảm bảo đúng thời gian và lịch bay đã cam kết, tuy nhiên, so với điều đó thì các tiêu chí an toàn bay vẫn luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn dù chi phí thiệt hại rất lớn.

Các hãng hàng không Việt Nam nỗ lực không ngừng để đảm bảo an toàn hàng không.

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Mả Ông Tướng – Đi tìm danh tính của Ông Tướng

Đi trên Quốc lộ 1 từ bắc vào nam, khi đến trụ km 1513 thuộc tổ dân phố Trà Long 2, phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh sẽ gặp...

Vì sao nhiều bảo tàng không cho chụp ảnh với đèn flash

Nhiều bảo tàng thường treo bảng ngăn không cho du khách quay phim hay chụp hình với đèn flash. Nguyên nhân được họ giải thích là đèn flash có thể...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Đời sống người An Nam xưa qua tranh vẽ

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Bức tranh toàn cảnh miền Bắc Việt Nam 100 năm qua

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy...

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy...

Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa (Kỳ 4)

Phang Đình Phùng… cụng vô đường Lý Thái Tổ… ngay tại ngã ba… Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu!...

Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20. Bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt. Với những ký ức về...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Hát bội – nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên

Hát bội, loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời...

Exit mobile version