Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những cây cảnh hút sạch chất độc hại trong nhà

Rất nhiều loại cây cảnh không chỉ đẹp mà còn có khả năng hút các chất hóa học độc trong nhà, đồng thời “thở” ra không khí trong lành, giúp gia đình luôn có sức khỏe tốt.

Phương thuốc cho cuộc sống khỏe mạnh đơn giản mà hiệu quả là trồng cây xanh trong nhà để thanh lọc không khí. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phong cách sống xanh trong chính ngôi nhà của bạn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp giảm stress, cải thiện tâm tính. Những loại cây cảnh sau rất dễ trồng và chăm sóc, đặc biệt, chúng còn có khả năng khả năng loại bỏ một lượng lớn bụi bẩn, độc tố, giúp không khí trong nhà bạn luôn trong lành, thanh sạch.

Cây trầu bà

Cây trầu bà còn có tên gọi khác là vạn niên thanh, hoàng tam điệp. Cây trầu bà dẫn đầu trong danh sách các loại cây có khả năng thanh lọc chất formaldehyde và benzen trong không khí.

                                                   Cây trầu bà được coi như một chiếc máy lọc không khí tự nhiên vô cùng tốt.

Fomaldehyde được tìm thấy trong đồ nhựa, giấy nến, giấy sáp, giấy lau mặt, khăn giấy, ván ép, gỗ dán, vải tổng hợp. Tiếp xúc chất này trong thời gian ngắn có thể gây dị ứng, ngứa mũi, miệng và họng, một số trường hợp nặng có thể sưng thanh quản và phổi hoặc gây bệnh về da.

Còn benzen thường được sử dụng để làm nhựa tổng hợp, nhựa, dầu công nghiệp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, sản phẩm làm sạch. Benzen còn được tìm thấy trong khói thuốc, keo dán, sơn và sáp thực vật. Người tiếp xúc với benzen trong thời gian ngắn có thể bị dị ứng mũi, buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, lú lẫn và một số trường hợp có thể bị bất tỉnh.

Do vậy, trồng cây trầu bà trong nhà, đồng nghĩa với việc bạn đã có một chiếc máy lọc không khí tự nhiên vô cùng tốt. Cây trầu bà sống lâu và có tốc độ phát triển, sinh sôi nhanh chóng. Đặt cây cạnh các thiết bị điện tử, cây còn có tác dụng hấp thụ các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, tivi, máy in…

Cây lô hội

Cây lô hội còn gọi là cây nha đam, có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế như: Cacbondioxit (CO), andehyde formic, cacbonic… Ngoài ra, cây lô hội còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.

Đặc biệt, cây lô hội còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép thông qua những đốm nâu trên thân cây. Khi bạn thấy lá cây xuất hiện quá nhiều đốm nâu, chứng tỏ cây đã hút khá nhiều chất độc hại, bạn có thể mang cây ra cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt trở lại. Bạn có thể trang trí chậu lô hội trên bàn làm việc, phòng tắm, nhà ăn đều phù hợp.

Cây lưỡi hổ

Loại cây này được mệnh danh là cây dành cho phòng ngủ vì sản sinh ra khí O2 vào ban đêm.

                                                    Cây lưỡi hổ có khả năng đặc biệt là sản sinh khí O2 vào ban đêm.

Khả năng này hầu như các loài cây khác không có được bởi vào ban đêm, đa số thực vật thực hiện quá trình hô hấp ngược lại, tức là hấp thu O2 và thải ra CO2. Cây lưỡi hổ không cần quá nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà.

Cây cúc mâm xôi

                                                  Cúc mâm xôi không chỉ đẹp mà còn có tác dụng thanh lọc không khí.

Cúc mâm xôi không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời mà còn là một trong những loài cây đứng đầu bảng về khả năng lọc không khí với khả năng loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzen trong không khí nhà ở.

Cây dương xỉ

                                                                               Cây dương xỉ giúp loại bỏ formaldehyde.

Loại cây này được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả. Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.

Cây Lan Ý

Cây Lan Ý còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Cây Lan Ý có khả năng hút ẩm, cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Đặc biệt, cây có thể lọc được chất trong sơn nước gây ra ung thư như benzen VOC hay các chất giúp đánh bóng đồ nội thất.

                                                      Cây Lan Ý có khả năng hút ẩm, tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà.

Ngoài ra, cây còn có khả năng hạn chế các chất độc hại phát ra từ các thiết bị điện tử, chất kết dính, tẩy rửa. Chính vì thế, cây thường được đặt ở phòng khách hoặc trước thang máy văn phòng làm việc. Đây là một trong số ít các cây giúp lọc không khí có hoa nên còn là sự lựa chọn hợp lý để làm đẹp không gian sống.

Tại sao quảng cáo trên TV cứ được phát đi phát lại nhiều lần?

Vì sao các doanh nghiệp phải liên tục quảng cáo, trong khi thông điệp truyền tải dường như chẳng "xi nhê" đối với phần lớn khán giả? Lý do quảng...

Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ

38 ngày sau tai nạn trượt tuyết, Andrew bị George, bạn cùng lớp, ngáng chân ngã, chấn thương đến tàn tật. Cha mẹ đôi bên bắt đầu cuộc chiến pháp...

Xanh và xoong, tục gõ xoong

Xanh và xoong không phải là hai từ cùng nguồn gốc: một đằng có gốc Hán, một đằng thuộc gốc Pháp. Xanh là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn...

Dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín

Ngày nay dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam tuổi trung niên trở lên ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của...

Ý nghĩa phật bản mệnh 12 con giáp

Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Vì sao ham muốn sắc dục là cửa tử của đời người?

Miên man giữa hồng trần, khó có thể tránh khỏi lòng ham mê sắc dục. Nhiều người cho rằng chỉ có sắc tâm mà chưa hành động thì không tính...

Mắm trong văn hóa dân gian

Nước mắm là một loại thức ăn, có lúc làm gia vị của người Việt, trên mâm cơm không thể không có chén nước mắm dùng chung với cơm trắng...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Exit mobile version