Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì Sao Tháng 7 Âm Lịch Được Gọi Là “Tháng Cô Hồn”?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn. Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Ngoại thành Hà Nội năm 1991 – 1992 – Phần 2

Khám phá làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật, làng tranh Đông Hồ, đền Cổ Loa, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương… năm 1991, 1992 qua loạt ảnh...

Đại Nhảy Vọt

Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch...

Tuổi Dần Ông Cọp quá ghê

Tuổi Dần ông cọp quá ghê Bắt người ăn thịt tha về non cao Tý Sửu Dần... Dần 寅 là ngôi thứ 3 của Thập nhị Địa Chi là... Ông Cọp, như...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Làng phong Quy Hòa – Bệnh viện trăm tuổi đẹp như tranh

Làng phong Quy Hòa ở Quy Nhơn, Bình Định, là một bệnh viện cổ độc đáo với quy hoạch kiến trúc đẹp và vô cùng đặc biệt. Năm 1929, linh...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Đông Triều (Quảng Ninh): Ngôi nhà bằng đất nhỏ đạt nhiều giải quốc tế lớn

Một công trình nhỏ tại Đông Triều (Quảng Ninh) được thiết kế dựng lên bằng loại vật liệu xây dựng rất đỗi quen thuộc đối với mọi người đó là...

Thiếu gia là gì

Thiếu gia là gì ? Thiếu gia là danh ngữ hiện được hiểu một cách phổ biến dùng để chỉ thanh niên trẻ tuổi sinh ra trong gia đình giàu có...

9 cách xử trí thông minh với người thô lỗ

Trong cuộc sống phức tạp, có những lúc bạn sẽ đụng phải những người thô lỗ làm bạn chỉ muốn hét vào mặt họ cho hả. Nhưng cách đó có...

Tìm hiểu về lịch sử của người Lạc Việt

Trong những ghi chép về cộng đồng tộc Việt trong lịch sử, thì Lạc Việt là một trong những tên tên gọi được các sách sử Trung Hoa ghi chép...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Exit mobile version