Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 biểu tượng thấy hàng ngày nhưng ít ai biết ý nghĩa

Hàng ngày chúng ta đề sử dụng hay nhìn thấy những biểu tượng này nhưng bạn có bao giờ thắc mắc về nguồn gốc cũng như ý nghĩa thực sự của chúng?

1. Biểu tượng dấu chấm hỏi

Trong tiếng Latinh, từ “questio” được chèn vào cuối câu để ám chỉ đó là một câu hỏi. Sau đó, từ “questio” được rút ngắn thành “qo” nhằm tiết kiệm không gian. Về sau, chữ “o” được đặt dưới chữ “q”. Cuối cùng chữ “q” viết tắt thành dấu móc và “o” trở thành một dấu chấm tạo thành dấu “?”.

2. Biểu tượng đô la “$”

Vào thời Trung Cổ, đồng tiền Tây Ban Nha được xem là loại tiền tệ phổ biến nhất, có ký hiệu “PS”. Theo thời gian, ký hiệu “PS” chỉ còn lại đường thẳng của chữ “P”, nằm đè lên chữ “S”.

Một giả thuyết khác cho rằng chữ “S” đại diện cho quốc hiệu của vương quốc Tây Ban Nha.

Cũng có người giải thích rằng, trong thời kỳ thuộc địa của người Tây Ban Nha, các thỏi vàng của Mỹ được ký hiệu bằng chữ “S”. Khi vàng được nhập về, họ sẽ gạch một gạch thẳng đứng lên chữ “S” và thêm một gạch nữa khi vàng được xuất đi.

3. Biểu tượng mũi tên

Biểu tượng mũi tên xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại, được dùng để chỉ một hướng nhất định. Lúc đầu, người ta khắc tảng đá thành hình dáng bàn chân chỉ đường đến “Nhà chứa”. Qua một thời gian dài, nước mưa ăn mòn dần và để lại hình dáng như một mũi tên đang phổ biến hiện nay.

4. Biểu tượng vô cực

Vào năm 1655, nhà toán học người Anh John Wallis đã sử dụng biểu tượng này, mặc dù không ai biết biểu tượng có nguồn gốc từ đâu. Một số người cho rằng biểu tượng bắt nguồn từ chữ omega (ω) trong tiếng Hy Lạp. Số khác lại cho rằng biểu tượng xuất phát từ chữ số 1.000 có ký hiệu “CIƆ” hoặc “CƆ” trong tiếng roman của người La Mã.

5. Biểu tượng dấu chấm than “!”

Biểu tượng này cũng xuất phát từ tiếng Latinh, họ đặt từ “exclamatio” ở cuối câu để thể hiện niềm vui sướng. Sau đó, để ngắn gọn hơn họ đặt chữ “I” nằm trên chữ “O” và cuối cùng cho ra dấu “!” mà chúng ta đang dùng hiện nay.

6. Biểu tượng phần trăm “%”

Nguồn gốc của từ “phần trăm” xuất phát từ “per centum” (trên một trăm). Sau đó, chuyển thành “per 100″, “p cento”, kế đến là “pc-o”. Cuối cùng là “pc” và dần dần chuyển thành biểu tượng “o/o”, trước khi thành biểu tượng “%” như bây giờ.

7. Biểu tượng cử chỉ hòa bình

Biểu tượng cử chỉ tay này lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến tranh kéo dài trăm năm giữa Anh và Pháp. Lúc bấy giờ, Pháp đe dọa sẽ cắt đứt ngón tay của các cung thủ Anh.

Để trả đũa, người Anh bắt đầu giơ hai ngón tay lên tạo thành hình chữ V đại diện cho chiến thắng (Victory) và để cho người Pháp biết ngón tay của họ vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến Thế chiến II, thủ tướng nước Anh, Winston Churchill đã thay thế lại cử chỉ tay chữ “V” thành biểu tượng của hòa bình.

Đồng Đăng là ở đâu? Nàng Tô Thị là ai

Không ít người trong chúng ta từ nhỏ đã được nghe câu ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Vậy Đồng...

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp...

5 quan niệm sai lầm khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ... là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc. Cuộc sống luôn...

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận

Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Cả ba đều sinh ra và lớn lên cùng thời...

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Thú vị đèn đường Sài Gòn xưa

Ngày xưa khi chưa có điện, Saigon dùng dầu phộng, dầu dừa, dầu mù u, mỡ heo thắng để đốt đèn đường…Năm 1870 dầu hỏa được dùng làm nhiên liệu để thắp...

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”. Người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch”...

Đời sống của người Việt cổ qua những hình vẽ

I. TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Hiện vật tiêu biểu nhất của văn hóa Việt cổ, nền văn minh sông Hồng TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ MẶT TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ BẢN...

Exit mobile version