Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giải mã bí ẩn trong những bức họa “xấu xí” trong sổ tay của Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci (1452-1519) là thiên tài toàn diện bậc nhất lịch sử nhân loại, một “người khổng lồ” của thời kỳ Phục Hưng mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn không thể khám phá hết những bí mật mà ông để lại sau những bức họa tuyệt đẹp.

Những bức vẽ xấu xí trong sổ tay của da Vinci

Thế nhưng người họa sĩ tài ba vẽ ra những tuyệt phẩm nghệ thuật ấy lại ẩn giấu một bí mật trong cuốn sổ tay của mình, một bí mật ít ai biết có thể tiết lộ lý do tại sao những bức họa của ông luôn đạt đến đỉnh cao của cái đẹp.

Một lý do mà có lẽ không ai có thể ngờ đến và có lẽ bạn cũng sẽ chẳng thể nào tin được những bức họa dưới đây lại do chính thiên tài Leonardo da Vinci (người mà chỉ cần đặt bút vẽ nguệch ngoạc cũng trở thành những tuyệt phẩm) vẽ ra.

Nét vẽ nguệch ngoạc của da Vinci. Ảnh: Pinterest

Khó mà tin được đây là những ký họa của danh họa này. Ảnh: Art

Những bức họa xấu xí xuất hiện rất thường xuyên trong cuốn sổ tay của da Vinci. Ảnh: Pinterest

Hai khuôn mặt kỳ dị. Ảnh: Flickr

Bên cạnh những bức phác thảo tuyệt đẹp trong những cuốn sổ tay như bức Vitruvian Man thì danh họa lại giành không ít thời gian để vẽ những bức phác thảo xấu xí, kỳ quặc, dị hợm theo phong cách grotesque nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với ông.

Trong đó, bức “Nghiên cứu Tính cách 5 người” là bức họa nổi tiếng nhất trong số những bức họa theo phong cách kỳ quặc này. Bức vẽ khắc họa chân dung 5 người đàn ông xấu xí trên khổ giấy 260 x 205 mm.

Ngoài ra còn có nhiều bức vẽ phác thảo về xấu xí và thậm chí kỳ dị, khuôn mặt méo mó hay biến dạng được bậc thầy hội họa ký họa trong cuốn sổ tay Codex Trivulzianus mà ông thường cầm theo bên mình như Five Caricature Heads, Man with Bushy Hair…

Tại sao danh họa lại vẽ những bức vẽ xấu xí đến như vậy?

Leonardo da Vinci là một thiên tài toàn năng và có những cái nhìn vô cùng độc đáo, khác lạ so với người khác. Trong hành trình tìm kiếm cái đẹp và nghệ thuật đỉnh cao, ông có phương pháp của riêng bản thân mình, đó là khám phá chính điều đối nghịch với cái đẹp!

Bức vẽ 1 phụ nữ xấu xí. Ảnh: Fine Art America

Những ký họa của ông về cuộc chiến, những điều lố bịch hay méo mó, các trận đại hồng thủy thường xuất hiện bên cạnh những khơi gợi tuyệt vời về hoa lá và những người trẻ tuổi đẹp đẽ.

Thông qua đó, ông càng hiểu thêm điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa cái đẹp và cái xấu, từ đó ứng dụng một cách hoàn hảo và nhuần nhuyễn tỷ lệ vàng trong các bức họa của mình.

Trong cuốn sách Tư duy như Leonardo da Vinci của tác giả Michael.J. Gelb – nhà cải cách trong nhiều lĩnh vực như tư duy sáng tạo, học tập nhanh và đã nghiên cứu chi tiết vê danh họa toàn năng để rút ra 7 nguyên tắc tư duy như da Vinci có đề cập nguyên tắc Sfumato như sau:

Nghiên cứu khuôn mặt kỳ dị của da Vinci. Ảnh: Wahoo Art

Bản tính tò mò, ham hiểu biết đã khiến ông đi tìm kiếm cái đẹp thông qua mặt đối nghịch của nó, các nhà phê bình nghệ thuật gọi nó bằng thuật ngữ “sfumato” (di mờ, mờ ảo) đề miêu tả tính chất mơ hồ, kỳ bí vốn là đặc điểm nổi bật nhất trong các bức họa của da Vinci.

Sự đối chọi giữa hai điều đối nghịch luôn ám ảnh ông không chỉ trong nghệ thuật mà cả khoa học và tăng dần cường độ trong suốt cuộc đời ông. Trong cuốn Treatise on Painting (Chuyên luận về hội họa), ông đã đề cập tới những hình ảnh hoàn toàn trái ngược.

Khi ông bắt gặp một người dị dạng hay kỳ lạ trên đường phố, ông thường dành cả ngày đi theo và ghi lại các chi tiết hay thậm chí tổ chức một bữa tiệc cho những người có hình dạng kỳ cục nhất trong thị trấn chỉ để quan sát và nghiên cứu về họ.

Mona Lisa là đỉnh cao của sự đối nghịch. Ảnh: Art

Ông sẽ kể chuyện cười cho người tham dự nghe cho đến khi khuôn mặt họ méo mó vì cười điên cuồng để rồi tối đó, thức trọn đêm để phác họa lại những khuôn mặt đó.

Kenneth Clark (1903 – 1983), nhà lịch sử nghệ thuật giải thích sự tò mò của danh họa với sự xấu xí bằng sự so sánh với “động cơ khiến con người chạm khắc những miếng ống xối có hình đầu người hay đầu thú kỳ quái trong nhà thờ theo trường phái Gô – tích.

Sự đối nghịch với cái đẹp là lý do da Vinci nghiên cứu rất kỹ cái xấu. Ảnh: Codex

“Các miệng ống xối ấy là sự bổ sung cho xác vị thánh, còn các bức biếm họa của Leonardo là sự bổ sung cho cuộc tìm kiếm không biết mệt mỏi cái đẹp lý tưởng”.

Càng hiểu biết nhiều hơn về mọi thứ thì ông lại càng lún sâu và nỗi mơ hồ và càng nhận thức được rõ hơn những điều bí ẩn và đối nghịch, những thể hiện về nghịch lý của ông càng trở nên sâu sắc.

Sigmund Freud (1856 – 1939) – nhà thần kinh học, tâm lý học người Áo. Ảnh: History

Trong đó bức họa Mona Lisa chính là đỉnh cao của sự đối nghịch đó, Sigmund Freud (1856 – 1939) – nhà thần kinh học, tâm lý học người Áo và được mệnh danh là người khai phá những miền sâu của cảm xúc con người viết rằng:

“Mona Lisa là hiện thân hoàn hảo nhất cho sự đối lập thống trị đời sống tình cảm của người phụ nữ… Nụ cười của Mona Lisa nằm trên đỉnh của cái tốt đẹp và xấu xa, lòng trắc ẩn và sự tàn khốc, sức cám dỗ và sự ngây thơ, cái hời hợt và sự vĩnh hằng.

Nàng là biểu tượng của phương Tây và tương đương với biểu tượng âm dương của người Trung Quốc”.

Phương pháp tư duy của da Vinci trong nghệ thuật hay khoa học cũng rất giống với phương pháp tư duy đảo ngược (inversion) mà trong đó, bạn xem xét điều ngược lại những thứ bạn mong muốn.

Thế nào là anh hùng hào kiệt?

Những bậc anh hùng, quân tử của đời xưa không vì khác biệt về lý tưởng hay chế độ phục vụ mà đối đãi với nhau như kẻ thù không...

ĐÀ trong ĐẬM ĐÀ nghĩa là gì?

Mục “Tiếng Việt” trên báo Văn nghệ số 31 (2945), thứ Bảy 30-7-2016, có đăng bài “Đậm đà” của một tác giả ký tên là Từ Nguyên (tr.19). Cho biết...

Tìm hiểu “ÔNG GIÀ BA TRI”

*Miền Nam có thành ngữ “Ông Già Ba Tri” để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết ! nhưng  không mấy người biết chuyện Ông Già Ba Tri Ông...

20 món ăn vặt “thần thánh” khiến 8x nhớ nhung tuổi thơ “quay quắt”

Kem que, kẹo bông, kẹo kéo hay mì tôm trẻ em… những món ăn vặt khiến các 8x, 9x đời đầu ước ao có một vé trở vể tuổi thơ...

Hai Chữ Anh Hùng

Bài Thơ Dịch Thủy Tống Biệt Bắt đầu từ bài thơ tiễn đưa Kinh Kha qua sông Dịch đi hành thích Tần Thủy Hoàng: "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn,...

Ngọc bất trác bất thành khí

Trong sách “Tam Tự Kinh” viết: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri nghĩa”. Một khối ngọc quý nếu không trải qua quá trình đẽo gọt, tạo...

Thiên can, địa chi là gì?

1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10). -...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Văn minh

Văn minh, theo tự điển dạy, là cái tia của đạo đức, phát hiện hoặc nơi chánh trị, nơi pháp luật, nơi học thuật, hay điển chương, v.v. gọi là...

Đèn Hoa Kỳ của Việt Nam!

Ở xứ Việt có một loại đèn dầu được gọi tên là đèn Hoa Kỳ. Đèn Hoa Kỳ có phải của Mỹ hay không? Nếu không phải, tại sao nó...

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Bán cái giếng, Không bán nước

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông...

Phân biệt Cà phê Arabica, Robusta, Cherry và Culi

Cà phê có 03 loại cơ bản: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối(Robusta) và cà phê mít(Cherry). Mỗi loại có hương vị đặc trưng cũng như điều kiện sinh...

Exit mobile version