Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quá trình khai thác kim cương diễn ra như thế nào?

Chừng nào trên thế giới này người ta vẫn kết hôn, nhu cầu đối với kim cương vẫn tồn tại.

Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ sâu khoảng 100 dặm dưới lòng đất
Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ sâu khoảng 100 dặm dưới lòng đất (khoảng 160km) nơi nhiệt độ cao và áp suất đã kết tinh carbon thành kim cương thô. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn.

Đá núi lửa kali.
Khi núi lửa phun trào (kiểu phun trào đá núi lửa kali), kim cương được đưa lên mặt đất. Lần gần nhất núi lửa phun trào theo kiểu như vậy đã xảy ra cách đây khoảng 100 triệu năm, dưới đây là hình ảnh của đá núi lửa kali.

Các nhà địa chất học nhiều khi dùng mối để tìm đến các ống kimberlit
Các nhà địa chất học nhiều khi dùng mối để tìm đến các ống kimberlit bởi loài mối khi xây tổ của chúng thường bới đá và khoáng chất, gần khu vực đó thường tìm thấy kim cương. Kimberlit có mặt trong vỏ Trái Đất, trong các cấu tạo thẳng đứng như ống kimberlite. Các ống kimberlit là nguồn quan trọng nhất của các loại kim cương được khai thác hiện nay.


Để đến được nơi có kim cương ở dưới đáy của ống kimberlit,người ta phải khai thác hết đất đá phía trên, hoạt động khai thác lộ thiên (pit-mining) bắt đầu. Khai thác lộ thiên là cách phổ biến nhất trong hoạt động khai thác kim cương. Máy móc hạng nặng, máy xúc thủy lực, xe tải được sử dụng để khai thác kim cương từ ống kimberlit.


Người ta thường khai thác lộ thiên khi dự báo sẽ có kim cương ở gần bề mặt hoặc bị che phủ bởi lớp cát và sỏi mỏng.


Trong khai thác kim cương, hoạt động khai thác dưới lòng đất phức tạp nhất. Phương thức khai thác loại này sẽ được sử dụng dựa trên tính toán về bản chất, hình dạng và kích cỡ của kho kimberlit.


Kim cương cũng có thể được khai thác từ dưới đáy biển bằng phương pháp khai thác hàng hải (khai thác ngang và khai thác dọc). Doanh nghiệp thành công nhất trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đáy biển hiện nay có lẽ là DeBeers, công ty đang chiếm 40% thị trường kim cương toàn thế giới. Là một trong những công ty đi tiên phong trong việc chuyển hướng từ khai thác các mỏ trên đất liền sang khai thác dưới đáy đại dương, De Beers đồng thời là công ty đầu tiên tự phát triển một công nghệ thích hợp để đào bới, thu gom quặng kim cươngở độ sâu 150m dưới mặt nước.


Trong phương pháp khai thác ngang, thợ lặn dùng dụng cụ dò tìm mặt đáy biển để mang kim cương lên mặt nước. Trong phương pháp khai thác dọc, người ta dùng máy khoan cỡ lớn để tìm kiếm ở độ sâu hơn và đưa cát, sỏi nghi có kim cương lên.


Cuối cùng, phải kể đến hoạt động khai thác kim cương từ đất bồi tích, phù sa – loại kim cương được đưa đến vùng đất đó nhờ gió và nước trong các sông suối sau hàng triệu năm. Công việc khai thác kim cương ở khu vực này gần tương tự như hoạt động đãi vàng.


Bước đầu tiên trong sản xuất kim cương: tán nhỏ, nghiền nhỏ quặng.


Sau đó quặng được trộn với hóa chất ferosilic với độ đậm đặc nhất định trong quá trình có tên gọi là DMS.


Bởi vì kim cương không tan trong nước và có khả năng dính sát cao với tất cả các chất nhờn, quặng lẫn kim cương được đưa qua một đai mỡ hoặc đã được bôi dầu nhờn để kim cương bám lại. Người ta cũng có thể dùng tia x quang để phát hiện kim cương.


Kim cương thô được đo lường và phân loại trước khi được cắt.


Kim cương thô được phân loại tại trung tâm CSO của DeBeer để cắt hay chọn để dùng trong công nghiệp.


Có hàng nghìn loại kim cương khác nhau dựa trên trọng lượng, màu sắc và độ trong suốt.


Công nhân có thể dùng nhíp để gắp kim cương.


Kim cương thô được phân loại thành loại để sản xuất đá quý, dùng trong công nghiệp và kim cương loại.


Nếu dùng máy móc để phân loại tự động, các chuyên gia chia ra thành 5 nghìn loại.


Kim cương đã phân loại sau đó được chia ra để cắt.


Kim cương được cắt và cưa cho đến khi đạt chuẩn.


Có rất nhiều công cụ để chế tác kim cương phụ thuộc vào bề mặt của viên kim cương đó.


Một nhân viên chế tác đang kiểm tra bề mặt kim cương trước khi cắt.


Người ta liên tục phải kiểm tra bề mặt kim cương.


Kim cương được cắt và đánh bóng theo cách khác nhau, tùy thuộc vào màu của loại kim cương đó.


Mỗi hòn đá được kiểm tra bằng kính hiển vi để biết được độ trong suốt.

Hoàn thành quá trình sản xuất, kim cương sẽ được bán ra thịtrường nữ trang và các nhà kinh doanh.

Thời khô nửa nắng và góc tư nắng

Có vẻ như sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng kiệt sản vật. Những người tận thu cá hủng hỉnh – đủ thứ cá con nhỏ, kể...

Thức lâu mới biết đêm dài – Những điều tưởng vậy nhưng không phải vậy

Cổ nhân có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài.” Chuyện ở đời muôn hình vạn trạng, đừng vội kết luận, đừng vội phán xét vì đơn giản rằng chúng...

Nguồn gốc nghi thức lên đồng

Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo. Vì sao phải lên...

Khu nghĩa địa thái giám độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống...

Lòng “cúc cung tận tụy” của Tô Hiến Thành

Gia Cát Lượng, quân sư nước thục thời Hậu Hán, không chỉ nổi tiếng ở tài năng mà còn ở tấm lòng trung trinh phò tá nhà Thục “cúc cung...

Xứ Đông Dương qua 40 con tem cổ

Những hình ảnh đặc sắc về ba miền việt Nam cùng Lào và Campuchia trong bộ tem “Kỷ niệm Đông Dương”, phát hành ở Pháp năm 1950. Hình ảnh nằm...

Bờ vai của cha là điểm tựa vững chãi cho con

Tình yêu của mẹ là cái ôm ngọt ngào, còn cha yêu con bằng bờ vai vững chãi. Dù cha không hoàn hảo, nhưng tấm lòng của cha thì vô...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Nguyên nhân đời người luôn có những việc không như tính toán

“Nhân hữu thiên toán, Thiên tắc nhất toán” là câu nói được viết trong Tu Chân quán thuộc Ô trấn, thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tu Chân quán được xưng là...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Chỉ vì yêu em nên anh vất vả trong Rong Rêu của NS Nguyễn Tâm

Khi cuộc tình đã xa, người tình đã bỏ ta mà đi, chúng ta chỉ biết nén nỗi đau âm thầm của từng vết kỷ niệm sẽ trở thành vết...

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Exit mobile version