Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao đường phố Nhật Bản hầu như không có tên?

Nhật Bản là đất nước kỳ lạ với nhiều điều bí ẩn, trong đó những con đường không tên cũng khiến người ngoại quốc lúng túng khi tìm địa chỉ.

Vai trò của việc đặt tên đường

Đa số các tên đường phố ở Việt Nam đều được đặt theo tên riêng, còn ở Mỹ và nhiều nước phương Tây người ta dùng số, nhưng không đặt tên mà vẫn có thể tìm đường thì Nhật Bản là một ngoại lệ.

Một khu phố Nhật Bản. (Ảnh Internet).

Đầu tiên, việc đặt tên đường sẽ giúp chúng ta có một địa chỉ chính xác nhằm giúp tìm vị trí thuận lợi hơn. Đặt tên đường đã trở thành một nét văn hóa của mỗi quốc gia.

Do đó, quốc tế sẽ định nghĩa được ngay bộ giá trị mà Việt Nam đang theo đuổi. Chúng chứa đựng thông điệp văn hóa gì, hay là để đáp ứng yêu cầu hành chính, địa giới một cách tiện dụng ngay cả với người ngoại quốc.

Đường phố Nhật Bản

Việc quy hoạch hợp lý giúp việc tìm đường trở nên dễ dàng. (Ảnh minh họa).

Nếu lần đầu tới Nhật, những người ngoại quốc hay Việt Nam sẽ cảm thấy khó chịu vì đã quen với những đường phố có tên. Và khi hỏi tên đường chắc chắn người Nhật sẽ vô cùng ngạc nhiên!

Bởi vì ở Nhật, họ đặt tên theo từng block nhà (thay vì đường). Đây không phải là điều mới mẻ ở Nhật mà có từ xa xưa, trở thành một nét thú vị độc đáo của xứ sở Phù Tang.

Vậy ở Nhật không có tên đường nào sao?

Ở Nhật Bản, những con đường lớn vẫn có tên. (Ảnh minh họa).

Thật ra là có đấy! nhưng rất ít và chỉ những đường lớn (dọc gọi là Hongo, ngang gọi là Kasuga) mới có tên, còn đường nhỏ thì không. Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ, do đó địa chỉ sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Những khu block. (Ảnh minh họa).

Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn.

Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.

Những con đường chính được đặt tên. (Ảnh minh họa).
Mỗi block được chia ra theo từng khu và đánh số. (Ảnh minh họa).

Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3… Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà. Khi muốn tìm một số nhà cụ thể, bạn sẽ phải tự tìm trong block đó.

Nghe có vẻ khó khăn khi không chỉ chi tiết cụ thể tới địa chỉ nhà nhưng thực tế khi biết block nhà thì lại khá dễ dàng.

Mỗi block lại được chia nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).

Bạn chỉ cần chú ý rằng, Nhật Bản không đánh số nhà theo thứ tự (tức 1 sẽ gần 2, 2 sẽ gần 3…) mà đánh số theo thời gian xây.

Biết được điều này sẽ tránh bạn gặp lúng túng khi thấy nhà số 1 trước mặt mà không thấy nhà số 2 cần tìm đâu cả!

Hơn nữa, địa chỉ sẽ đơn giản hơn nên tránh được sự rắc rối, phức tạp cũng như phải đau đầu nghĩ ra những cái tên cho con đường.

Như vậy, thay vì đặt tên cả những đường nhỏ, ngõ hẻm vô cùng rắc rối, ở Nhật lại gọi tên cho cả khu phố.

Nếu hiểu được cách đặt tên địa chỉ ở Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm địa chỉ mà không phải đau đầu. (Ảnh minh họa).

Không có đường nhánh hay mê cung ngang dọc, đây cũng là do cách quy hoạch ở Nhật, chính vì thế bạn yên tâm vì không sợ lạc nếu biết chính xác nhà muốn tìm ở block nào.

Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.

Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường (không rõ lý do).

Ở Hàn Quốc và Triều Tiên cũng có cách đặt tên như vậy nhưng ở Hàn Quốc sử dụng song song hai hệ thống, một hệ thống cũ và một hệ thống mới đánh số theo kiểu phương Tây.

Lỗi thường thấy của người thành công: Tham thắng mà không biết bại

Đa số những người thành công đều phạm phải một lỗi giống nhau là tham thắng mà không biết bại, gặp thời đắc ý lại nói năng tuỳ tiện. Kỳ...

Cơm vua và bài học văn hóa

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét

Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh sau đây: Bánh chưng là một loại...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Gặp sắc dục chẳng động tâm, thời thời nghiêm khắc giữ mình

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tà dâm chính là một tội ác, là điều mà những bậc chính nhân quân tử đều nghiêm khắc giữ mình, không bao...

Nga Sơn miền quê cổ tích

Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Tảng đá độc Nasu Sessho-seki – Hóa thân của cáo chín đuôi

Sessho-seki hay sát sinh thạch là một tảng đá độc đáng sợ nằm gần khu đất trống hoang vu của lòng sông Sanzu khô cằn thuộc khu suối nước nóng...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến

Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới...

Ảnh quý giá về một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Exit mobile version