Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao bò tót nổi khùng với màu đỏ?

Liệu màu đỏ đã “gây thù chuốc oán” gì với bò tót mà mỗi khi nhìn thấy màu này, chúng lại nổi điên lên như vậy?

Chúng ta dường như ai cũng nghĩ rằng bò tót rất ghét màu đỏ. Trên truyền hình, trên mạng có rất nhiều thước phim, video về một trận đấu bò tót. Khi các võ sĩ cầm tấm vải đỏ vung lên thì con bò phản ứng một cách dữ dội nhất, nó hộc tốc chạy đến lao vào tấm vải mà chiến đấu như với kẻ thù… Con vật to khỏe nặng đến hơn 800 ký bắt đầu bị kích động, lao như điên húc vào tấm khăn và tấn công người dũng sĩ. Với cặp sừng to và sức mạnh kinh khủng, con bò tót có thể hất văng một người đàn ông xa đến cả chục mét, thậm chí là giết chết luôn người đó. Những hình ảnh này đã in sâu vào tâm trí hầu hết tất cả mọi người và tạo cho chúng ta một suy nghĩ rằng: bò tót ghét màu đỏ. 

Sự thật có phải loài bò tót ghét màu đỏ không? Phải chăng màu đỏ đã trót “gây thù chuốc oán” gì với chúng?


Một trận đấu bò tót.

Sự thật thì không phải như vậy đâu…

Nhưng sự thực thì bò tót không hề ghét màu đỏ, thậm chí chúng còn không thể biết màu đỏ là màu gì. Các ấy cần biết rằng, giới khoa học đã nghiên cứu và kết luận loài bò tót gần như là mù màu. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám. Vì cấu tạo của giống loài quy định nên bò tót không thể “quét” hết được các màu trong dải quang phổ. Màu sắc rực rỡ nhất mà chúng có thể nhìn được là màu cam.

Nếu như vậy thì đích thị là bò tót ghét màu xám rồi ư? Điều này cũng hoàn toàn không đúng.

Bò tót cực kỳ bị kích thích với động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ, có thể nói là chúng cảm thấy bị chọc tức thì đúng hơn. Chúng bị kích động theo bản năng, nhất là khi tiếng reo hò la hét của đám đông người xem, kết hợp với sự “chọc ngoáy” liên hồi bởi các thanh kiếm trên tay đấu sĩ khiến bò tót… “phát rồ”. Nó chiến đấu vì giận dữ và vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình mà thôi.

Để chứng minh cho luận điểm này, chương trình Mythbusters của đài Discovery cũng đã làm một thử nghiệm đối với loài bò tót. Những người tham gia đã sử dụng 3 màu khăn khác nhau bao gồm đỏ, trắng và xanh dương và đưa trước mặt con bò. Ban đầu con bò không có phản ứng gì, tuy nhiên sau khi họ thử phe phẩy chiếc khăn, y như rằng, con bò bắt đầu bị kích động và xông vào tấn công.

Một bí mật lớn của bò tót mà rất ít người biết đó là: mắt của chúng có thể nhìn được góc 330 độ trong khi mắt người chỉ nhìn tối đa được 170 độ. Bởi vậy nên dù hai mắt của bò nằm ở hai bên nhưng nó vẫn có thể nhận biết được mọi thứ diễn ra trước mặt.

Bởi vậy, bạn nào muốn không bị bò tót tấn công thì tốt nhất là đừng trêu chọc chúng. Còn bạn thích mặc màu gì cũng được, nó chẳng bận tâm về sắc màu nhiều lắm đâu.

Vậy tại sao con bò không thấy màu đỏ mà các đấu sĩ lại luôn mặc áo choàng đỏ? Câu trả lời là màu đỏ giúp các dũng sĩ đấu bò che giấu máu của con vật bị thương khi chiến đấuvà có thể cũng là máu của chính các đấu sĩ.

Chùm ảnh: Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion

Loạt ảnh quý hiếm về Sài Gòn thập niên 1920 do ông Léon Ropion, một quan chức Pháp phụ trách việc xây dựng các công trình công cộng ở Đông...

Luật ngã , hỏi

Trong khi viết quốc ngữ, người Đàng Trong hay lẫn lộn về dấu ngã dấu hỏi cũng như người Đàng Ngoài hay lẫn lộn về x với s, ch với...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Phạm Đình Chương – Người đi qua đời tôi

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 – 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. “Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học...

Đêm, nhớ về Sài Gòn…

Đêm nhớ về Sài Gòn. Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi Phải. Có đêm nào mà ta...

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Tổ chức xóm-làng của người Việt

Sở dĩ chúng tôi đề cập đến tổ chức xóm làng vì xã thôn đóng một vai trò rất quan trọng – như một thành lũy – trong việc chống ngoại xâm, bảo...

Người dân Nam kỳ thập niên 1890 từng tiêm chủng phòng dịch bệnh ra sao?

Sau khi biến Nam kỳ thành xứ thuộc địa, người Pháp xây dựng nhiều công trình vệ sinh, cống rãnh, lấp đầm lầy, làm đường, đào kênh… Dù tình trạng...

Hà Nội xưa – Nghe Cầu Giấy kể chuyện

Cầu Giấy ngày nay đã là một quận với 8 phường, nhưng cái tên của nó lại xuất phát từ một cây cầu rất bé nhỏ nằm trên đường Cầu...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa

Xích lô máy , một biểu tượng của Saigon Xưa, không thành phố nào có ! Sau khi quân đội Hoàng Gia Nhật Bản thua trận phải đầu hàng và rút...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Exit mobile version