Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao không nên soi gương vào ban đêm?

Buổi tối, đặc biệt là ban đêm không nên soi gương, những người già xưa nay vẫn thường khuyên như vậy. Vậy nguyên nhân do đâu? 

Vì sao không nên soi gương vào ban đêm?

(Ảnh minh họa)

Những người già ngày xưa cũng thường dạy con cháu rằng: Ban ngày trang điểm cho người khác nhìn, ban đêm trang điểm cho ma quỷ xem. Bởi vậy, buổi tối không nên soi gương để tránh nhìn thấy những thứ dơ bẩn.

Vì thế, khi tối đến, người xưa thường dùng tấm vải hay những thứ tương tự để che tấm gương lại. Có rất nhiều chuyện xưa kể về lý do vì sao ban đêm không thể soi gương. Có thuyết nói rằng, vì nếu nhìn chăm chú sẽ khiến gương bị vỡ ra, bị gương hút vào trong. Cũng có truyền thuyết kể rằng nếu soi vào gương vỡ mà thấy mắt trên khuôn mặt thứ 13 nhắm lại thì người đó sẽ nhanh chóng mất mạng. Hay cũng có người nói, vào 2 giờ đêm là không thể soi gương vì sẽ nhìn thấy cái bóng thứ hai, ban đêm soi gương sẽ nhìn thấy kiếp trước của mình…

Những điều này có đúng không? Tại vì sao những người già lại khuyên bảo như vậy? Nguyên nhân ở đâu? Theo Dịch học thuật số của văn hóa Trung Hoa cổ đại, có một vài nguyên nhân sau:

1. Vị lý học trong phong thủy học cho rằng:

Xét về phong thủy, gương được gọi là “quang sát”. Nó là một loại công cụ được dùng để phòng ngừa sát khí, những điều hung dữ.

Gương không chỉ có thể xung (chống lại) tà khí mà nó còn có thể xung khí bình thường. Khí của con người được bổ sung thêm vào thông qua vận động vào ban ngày. Nhưng vào ban đêm, lúc đi ngủ thì khí của con người không được bổ sung thêm, do đó người ta phải tụ khí lại.

Trong phòng ngủ không nên bài trí gương. Người nằm trên giường, ngoài việc không nên soi gương ra thì cũng không nên nằm đối diện với màn hình ti vi hoặc màn hình máy tính. Bởi xét về phong thủy thì chúng đều là gương.

Cho nên, nếu không phải là ở vào tình thế đặc biệt cần thiết, buổi tối tốt nhất không nên soi gương.

2. Văn hóa truyền thống Trung Hoa cổ đại cho rằng:

Những nữ nhân soi gương vào ban đêm thường là người không tuân thủ nữ đạo, chuẩn mực của người phụ nữ.

Ban đêm soi gương, trang điểm phấn son dày đậm, xinh đẹp thì nếu không phải là yêu đương vụng trộm, tư tình, tà niệm thì cũng là phong trần nữ nhân, long đong vất vả. Trang điểm và ăn mặc đẹp là việc của ban ngày, không phải là việc của ban đêm.

Có câu chuyện xưa kể rằng một gia đình nọ có 2 anh em trai, hai người lần lượt lấy vợ, chị dâu cả ghen tị với em dâu xinh đẹp hơn mình, hơn nữa ngày nào cũng chải đầu vấn tóc rất đẹp, liền lén theo dõi, kết quả phát hiện đêm đêm, cô em dâu thường ngồi trước chiếc gương đồng, xõa tóc ra chải dưới ánh đèn mờ ảo. Chị dâu cả nhìn vào trong gương, sợ quá ngất đi. Từ đó, có truyền thuyết cho rằng những người nửa đêm ngồi trước gương chải tóc đều là quỷ.

Bởi vậy, những năm tháng cổ xưa, gương thường được mang đi cất giấu kỹ đi. Những người mẹ thông thường đều dạy con nhớ kỹ những điều này.

3. Văn hóa âm dương trong vị lý học của phong thủy Trung Hoa cho rằng:

Trên thân thể bất luận một người nào đều có bảy phần nhân khí, ba phần quỷ khí. Cũng chính là, tự thân người đã có một thể thống nhất âm dương. Tuy nhiên, tỷ lệ âm dương của thân thể con người có thể phát sinh biến hóa.

4. Phong thủy phòng ngủ

Trong phong thủy, gương là vật phẩm rất quan trọng. Nói một cách nghiêm khắc phòng ngủ không thể để gương bừa bãi, bởi vì nó có thể điều chỉnh phương hướng, cũng có thể làm thay đổi và tăng tốc độ và phương hướng lưu chuyển khí. Nó còn có thể dẫn đạo khí và ánh sáng đạt đến công năng hóa sát, khiến điều dữ hóa lành, biến nguy thành an. Nhưng nếu đặt gương không đúng chỗ, thì điều mà nó đem đến sẽ hoàn toàn ngược lại.

Khi con người ngủ, năng lượng sẽ giảm xuống, sức chống cự hạ thấp, nếu gương đặt trên giường sẽ có thể đem sát khí phản chiếu lên giường thì sẽ có hại cho sức khỏe con người.

Hơn nữa, từ xưa đến nay, sự đổ vỡ là điềm không may mắn, mà vỡ gương còn là điều đại kị hơn. Thêm nữa, trẻ nhỏ dưới một tuổi, người ta còn quan niệm kiêng kỵ soi gương. Vậy nên, nếu gia chủ treo gương đứng trong nhà thì cần phải có chân, không treo lơ lửng và xem xét kỹ nếu thực sự cần thiết thì mới treo, bởi treo gương không theo phong thủy dễ xua đuổi những điều tốt đẹp ra ngoài.

Theo Daikynguyenvn

Nguyên nhân gọi Cố Cung là Tử Cấm Thành

Cố Cung có cách gọi cũ là Tử Cấm Thành, được Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến năm Vĩnh Lạc...

Sự kế thừa và phát triển của nhã nhạc triều Nguyễn

Vương triều nhà Nguyễn từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để "di dưỡng tinh thần" và để biện chính...

Thần học là gì? Một giải thích từ người Thiên Chúa giáo

“Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị...

Phương tiện chuyển thư thời xưa

Nhớ ngày còn đi học, trong giờ sử cô giáo đặt câu hỏi phương tiện vận chuyển thư từ thời xưa ra sao. Đám học trò giơ tay xin trả...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long… tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều....

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Vì sao đôi khi mí mắt của chúng ta bị co giật?

Hiện tượng mí mắt co giật đôi khi là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo trước về vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Mí...

Giao Chỉ và Cửu Chân có thuộc Nam Việt?

Tài liệu quan trọng bậc nhất trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa nước Nam Việt với Giao Chỉ và Cửu Chân là cuốn Sử ký của Tư...

Phong tục về Tang Ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan...

Ngôi chùa cổ ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định. Nằm ở xã...

Pilatus – tuyến đường sắt dốc nhất thế giới

Chạy từ chân lên đỉnh núi ở độ cao 2.072m, Pilatus ở Thụy Sĩ là tuyến đường sắt dốc nhất hành tinh - 48%, chạy trên đường ray đã 120...

Exit mobile version