Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Nhiều người thường uống nước khi nấc cụt nhưng đây là một việc làm không nên bởi khá nguy hiểm.

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não – thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành – cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne (1894-1991). Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc:

Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.

Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.

Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.

Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra từng tiếng nấc. Nấc cụt phát sinh nhanh và mất cũng nhanh, thường chỉ kéo dài mấy phút. Hiện tượng này không gọi là bệnh. Nó xuất hiện vì người ta ăn quá nhanh hoặc cười nhiều, hít phải khí lạnh.

Một số người bị nấc cụt lâu khác thường. Đó là biểu hiện của một loại bệnh nào đó như viêm dạ dày, chướng bụng, dạ dày bị phình ra, hoặc các bệnh về cơ hoành, khí quản.

Trong tất cả các trường hợp, nấc cụt đều xuất hiện do cơ hoành co thắt từng đợt. Cơ này nằm giữa lồng ngực và bụng trên, cho nên khi nó bị co thắt thì lồng ngực rất khó chịu. Vì cơ hoành co thắt từng lần đột ngột nên không khí hít vào xung kích lên lưỡi gà cổ họng, phát ra thành tiếng nấc. Có người nói khi bị nấc cụt, nếu uống mấy ngụm nước ấm thì sẽ khỏi nhanh.

Thực ra, khi đó không nên uống nước vì dễ bị sặc vào khí quản. Đó là vì khí quản nằm ở phía trước thực quản, cả hai đều bắt đầu từ cổ họng. Phía trước khí quản có một xương sụn. Khi ta nuốt, khí quản nâng lên, do đó miệng khí quản được xương sụn này đậy lại, nước hoặc thức ăn nhờ thế mà đi vào thực quản, rơi xuống dạ dày.

Khi ta thở, miệng khí quản mở ra. Do khi nấc cụt, ta không chủ động khống chế được khí quản nên rất dễ bị sặc, nước vào khí quản gây nên ho sặc hoặc tắc thở.

Nam Cực Lão Nhân là ai?

Thỉnh thoảng tôi được thấy trong tranh vẽ của Trung Quốc hình một ông già có chòm râu bạc phơ dài đến rún, lại có một cái trán sói vĩ...

Đại học ở Việt Nam và tư tưởng bằng cấp của người Việt

Một số đại học có xu hướng trở thành cơ sở thương mại. Họ cư xử với sinh viên như khách hàng. Thay vì tập trung giúp sinh viên phát...

Nếu được Trần Cung phò tá tới cùng, Tào Tháo liệu có đủ khả năng đánh bại Đổng Trác?

Trần Cung (? – 199), tự Công Đài, từng là mưu sĩ nổi bật dưới trướng của Lã Bố vào đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Trên...

Gốm Quế Kim Bảng – Sắc màu từ tự nhiên

Nằm nghiêng mình bên hạ lưu sông Đáy là những lò gốm với mái ngói đỏ nâu, mang nét thanh bình của một làng quê cổ. Làng gốm ấy thuộc...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 3

6. Saigon mô tả chi tiết qua Trương Vĩnh Ký Những chi tiết sau đây đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh...

Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền. Trang...

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh là gì?

“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Đa nghệ tinh tất linh linh”. Có lẽ là câu nói vui mà người đời bảo với nhau nghe, khi bàn luận về cái...

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh...

Độc lạ món bít tết dát vàng ở nhà hàng của “thánh rắc muối” Nusret Gökçe

Nusr-Et Steakhouse London là nhà hàng đầu tiên của đầu bếp Nusret Gökçe mở cửa tại London. Thương hiệu ẩm thực sang trọng thu hút giới siêu giàu và người...

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

Exit mobile version