macOS là một hệ điều hành đáng cậy nhưng cũng không thể tránh khỏi những lỗi cơ bản và cần được khắc phục. Bài viết dưới đây tổng hợp 11 cách nhanh nhất để sửa những lỗi thông thường như hệ thống bị chậm, ứng dụng bị treo hoặc không phản ứng,…

11 cách sửa lỗi thông thường trên Mac

1. Reboot máy Mac

Tùy vào vấn đề bạn đang gặp phải, reboot máy là phương pháp đơn giản nhất để sửa lỗi. Cách này thường dùng cho trường hợp một ứng dụng nào đó đột nhiên không hoạt động. Mac có tốc độ reboot nhanh, nên đây là gợi ý đầu tiên nếu muốn sửa lỗi cơ bản trên macOS.

Apple brings battery health improvements to macOS Catalina

2. Reset PRAM và NVRAM

Để reset PRAM và NVRAM, hãy làm theo các bước sau:

  1. Tắt máy đi
  2. Bật máy lên
  3. Ấn giữ tổ hợp Command + Option + P + R trước nghe thấy tiếng máy bật (hoặc biểu tượng táo hiện lên)
  4. Giữ tổ hợp phím cho đến khi máy restart, bạn sẽ nghe thấy tiếng mở máy (hoặc thấy biểu tượng táo) lần thứ hai
  5. Nhả tay khỏi tổ hợp phím
    Tổ hợp phím Option + Command + P +R

3. Khởi động Safe Mode trên Mac

Để khởi động Safe Mode trên Mac, restart máy và ngay lập tức ấn giữ phím Shift cho đến khi bạn thấy thanh quy trình xuất hiện bên dưới của máy. Đây là dấu hiệu cho thấy máy Mac của bạn đã khởi động Safe Mode, cũng có nghĩa nó sẽ xóa một vài cache được thêm vào. Khi ở trong Safe Mode, hãy reboot máy một cách bình thường, không cần giữ phím Shift.

4. Reset System Management Controller (SMC)

Để reset SMC trên Mac phải qua khá nhiều bước, phụ thuộc vào bạn đang dùng loại máy nào (Mac để bàn hay laptop MacBook). Dưới đây là các bước cho cả hai loại máy

Cách Reset SMC trên máy Mac để bàn

  1. Tắt máy Mac
  2. Tháo phích cắm nguồn
  3. Đợi khoảng 15 giây
  4. Cắm lại dây nguồn vào
  5. Đợi khoảng 5 giây, rồi ấn nút nguồn để bật máy lên

Cách Reset SMC trên MacBook

  1. Tắt máy MacBook
  2. Tháo sạc máy
  3. Ấn tổ hợp phím Shift + Control + Option và ấn nút nguồn cùng lúc. Giữ tổ hợp phím cùng với nút nguồn khoảng 10 giây.
  4. Thả tay khỏi các phím
  5. Cắm lại sạc máy
  6. Bấm nút nguồn để bật máy lên

Các mẫu MacBook có Touch ID thì đây chính là nút nguồn trên máy.

5. Sửa quyền ổ cứng

Sửa quyền ổ cứng đã là phương pháp lỗi thời với OS X El Capitan, phiên bản cho phép tự động bảo vệ quyền hệ thống file. Nếu bạn vẫn đang sử dụng phiên bản từ OS X Yosemite trở xuống, vui lòng tiếp tục đọc.

Sửa quyền ổ cứng là thao tác bạn có thể làm, bất kể thời gian và cho dù Mac của bạn không gặp phải vấn đề gì.

Để làm được việc này, mở Disk Utility (cái này tùy vào phiên bản hệ điều hành bạn đang dùng, có thể tìm nó trong Launchpad hoặc ẩn tổ hợp Command + Space rồi sau đó gõ Disk Utility vào Spotlight), chọn ổ cứng chính (ví dụ Macintosh HD) rồi click vào Repair Disk Permissions.

Disk Utility trên macOS phiên bản cũ

6. Xác minh và sửa ổ đĩa

Bạn có thể xác minh tình trạng của ổ đĩa và hệ thống file trong Disk Utility. Trong các phiên bản mới hơn của macOS, Apple gọi đó là tính năng First Aid.

Disk Utility trên macOS Catalina

Trong hầu hết trường hợp, nó sẽ không có bất kì vấn đề gì, nhưng nếu có phát hiện ra điều gì đó, bạn phải sửa ngay lập tức. Để sửa được ổ đĩa, bạn phải khởi động chế độ Recovery Mode. Khởi động chế độ Recovery Mode, hãy reboot lại máy Mac và giữ tổ hợp phím Command + R cho tới khi logo quả táo xuất hiện.

Khi đã bật chế độ Recovery Mode, chọn ổ cứng chính trên máy của bạn và click vào Repair Disk or First Aid, phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng.

7. Reset Safari và dọn sạch Cache

Chú ý: Safari không thể reset trên các phiên bản hệ điều hành mới gần đây.

Để reset Safari và xóa sạch cache, khởi động Safari và chọn Reset Safari. Với những phiên bản Safari cũ, vào Preferences để xóa hết các cache.

Reset Safari

Nếu bạn sử dụng một ứng dụng quản lý mật khẩu riêng, bạn phải bỏ tích Remove saved names and passwords và sao lưu tất cả tài khoản và mật khẩu của bạn trước khi bị xóa sạch.

Xóa lịch sử Safari

Trên các phiên bản macOS mới hơn, xóa cache Safari bằng cách vào Safari > Clear History. Hoặc bạn có thể xóa những dữ liệu trên từng website bằng cách vào Safari > Preferences > Privacy > Manage Website Data.

8. Xóa các folder cache

Máy Mac và hầu hết các ứng dụng đều sử dụng cache rất nhiều, đôi khi cache bị hỏng cũng là nguyên nhân gây ra khá nhiều vấn đề. Để xóa cache mở Finder, ấn tổ hợp Command + Shift + g và gõ ~/Library/Caches.

Thư mục cache trong Finder

Ngoài ra, bạn chỉ cần vào home folder (~) và sau đó vào thư mục con của Library. Tuy nhiên, từ OS X 10.7 (Lion) Apple đã quyết định ẩn thư mục Library đi, do đó hãy sử dụng phím tắt Command + Shift + g, hoặc vào menu Finder: Go > Go to Finder… sẽ nhanh hơn.

Bên trong Library, bạn sẽ thấy folder cache. Vào thư mục đó và xóa hết nội dung trong đó. Đừng xóa các nội dung trong Library, chỉ xóa trong folder cache thôi.

Làm lại các bước đó với những thư mục cache dưới đây:

  • /Library/Caches
  • /System/Library/Caches

Với hai thư mục trên, macOS sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu của máy. Khi các nội dung đã được xóa hết, restart lại máy và sau đó, xóa hết thùng rác đi.

9. Cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất

Mỗi lần cập nhật phần mềm, Apple đều vá lỗ hổng bảo mật và sửa lỗi. Có lẽ những vấn đề bạn gặp là do phiên bản hệ điều hành bạn dùng đã quá cũ. Do vậy, hãy cập nhật phiên bản mới nhất của macOS cho máy nhé.

10. Tạo một tài khoản người dùng mới

Đôi khi, một số vấn đề xảy ra có liên quan đến tài khoản người dùng và cách giải quyết tốt nhất đó là tạo một tài khoản mới. Tuy nhiên, cách này có thể khiến bạn mất hết tất cả các dữ liệu và cài đặt cũ. Chỉ dùng cách này nếu vấn đề liên quan đến tài khoản mà không thể khắc phục được bằng bất cứ phương pháp nào khác. Trước khi xóa tài khoản cũ trên máy, hãy sao lưu hết các tất cả những dữ liệu quan trọng.

Thêm người dùng vào thiết bị

Để tạo tài khoản người dùng mới, mở System Preferences > Users & Groups. Click vào biểu tượng khóa bên dưới và chọn dấu cộng. Làm theo các bước để thiết lập tài khoản mới cho máy.

11. Cài đặt lại macOS

Cài đặt lại hệ điều hành là phương pháp nguy hiểm nhất, nhưng đôi khi đó là lựa chọn cuối cùng. Trước khi cài đặt lại hệ điều hành, hãy sao lưu dữ liệu của mình thật nhiều lần và qua nhiều thiết bị. Đồng thời ghi lại một số cài đặt quan trọng để bạn có thể thực hiện lại trên máy.

Đôi khi, Time Machine có thể giúp bạn lấy lại tài khoản người dùng đã sao lưu, nhưng hầu hết các trường hợp khác không có được may mắn như vậy.

Cách nhanh nhất để cài lại hệ điều hành macOS đó là khởi động chế độ Recovery Mode, xóa ổ cứng chính và cài đặt lại từ Recovery Console.

Nếu tất cả các cách trên vẫn không giúp khắc lỗi trên máy của bạn, tốt nhất bạn hãy mang thiết bị đến trung tâm bảo hành của Apple để được xem xét cẩn thận nhé.