Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa ‘khó gắp nhất thế giới’

Đũa dẹt, kim loại nặng nên khiến việc gắp thức ăn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, người Hàn Quốc có lý do riêng của mình.

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia, thiết kế của đôi đũa cũng có phần khác nhau. Ở Trung Quốc và Việt Nam, đũa thường có hình trụ, thon dài, mặt cắt của cán đũa hình vuông và tròn dần về phía đầu đũa. Ở Nhật Bản, hình dáng chiếc đũa cũng tương tự, chỉ khác ở điểm: càng về đầu càng nhỏ và nhọn. Chất liệu làm đũa ở các quốc gia này thường là gỗ hoặc nhựa.

Riêng Hàn Quốc, người dân nơi đây lại sử dụng đũa với hình dáng hoàn toàn khác, có phần khó dùng hơn. Thậm chí, người ta còn “bình bầu” đây là chiếc đũa khó dùng nhất thế giới, ngay cả với người châu Á. Chiếc đũa ở xứ sở kim chi được làm bằng kim loại, dạng dẹt, cầm nặng tay, do đó khó gắp hơn nhiều so với đũa gỗ hay đũa nhựa.
Sự khác nhau giữa đũa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Lý do người Hàn lựa chọn chất liệu kim loại bởi lẽ chúng dễ lau rửa, không dễ nhiễm khuẩn như đũa gỗ. Tuy đũa sắt cầm không chắc tay như đũa gỗ nhưng rất vệ sinh, thân thiện với môi trường. Đũa gỗ rất dễ trở thành nơi ẩn náu của vi khuẩn, còn đũa kim loại sẽ không sinh ra vi khuẩn, dễ rửa và không có độc. “Tuổi thọ” của chiếc đũa cũng lâu hơn. Các món ăn Hàn Quốc thường ăn trên chảo, nồi nóng như thịt nướng, các loại canh, gà xào bắp cải… Đũa gỗ rất dễ bị bén lửa hay biến dạng dưới tác dụng của nhiệt. Đũa kim loại tránh được tình trạng này.

Người Hàn Quốc còn giải thích rằng, thói quen dùng đũa kim loại đã có từ lâu đời, thời xưa, người ta dũng đũa bạc thuần để thử xem kim chi được chôn dưới đất có độc hay không, còn người có tiền thì thường dùng đũa bạc để ăn, đề phòng thức ăn có độ.

Chiếc đũa gây bao khó khăn cho người ngoại quốc. Ảnh: carolyntay

Còn về hình dáng dẹt khó gắp, nguyên do là bởi thời xưa, người phụ nữ phong kiến Hàn Quốc phải hầu chồng 3 bữa cơm thịnh soạn sau đó phải bưng từng đĩa lớn đĩa nhỏ lên bàn. Chiếc đũa hình dáng dẹt có thể tránh được việc đũa bị lăn, hay rơi khi xếp nhiều món lên bàn.

Chiếc đũa dẹt còn giống như một chiếc kéo dùng để xắn các loại mì, miến khi ăn. Chỉ trừ món mì lạnh, do sợi mì dai, ngâm trong nước lạnh nên khó xắn, còn lại “chiếc kéo” đặc biệt này có thể “cắt”, gỡ các loại thức ăn rất tiện dụng và dễ dàng hơn đũa vuông tròn.

Cách dùng đũa Hàn Quốc yêu cầu người ăn phải khéo léo, cẩn thận khi gắp hay cho lên miệng, tránh cho miếng thức ăn rơi hay tệ hơn là bị rơi đũa. Nếu chưa quen, bạn có thể thực hành với các bước hướng dẫn cơ bản, trong đó, một chiếc đũa sẽ được kẹp cố định bởi ngón đeo nhẫn và ngón cái, ngón giữa làm nhiệm vụ đưa đẩy chiếc đũa thứ hai để gắp đồ ăn.

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Paris trong những bản tình ca bất hủ của Phạm Duy & Ngô Thụy Miên

Trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta, Paris là một thành phố của tình yêu, là thiên đường của thời trang, là cái nôi của hội hoạ và kiến...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Nói chuyện về các tên đường ở Sài Gòn năm 1957

Bài viết của nhà văn, nhà báo Bình Nguyên Lộc (tác giả của Đò Dọc) đăng trên báo Nhân Loại năm 1957 để tản mạn và châm biếm về cách...

Bí ẩn cái chết của Alexander Đại đế

Vua Alexander III của Macedonia, được biết với tên gọi Alexander Đại đế, sinh ra tại Pella năm 356 Trước Công nguyên và được theo học nhà hiền triết Aristotle...

Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi

Tại sao kỳ quặc thế? Vì các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi vì những vấn đề này thời...

Thuốc lá Sài Gòn xưa

Đầu thế kỷ 20, một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính…,lúc này nhu cầu sử...

Thế giới phi lý trong tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975

Trong văn học Việt Nam, có một bộ phận cho đến tận bây giờ dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng. Đó là văn...

Hoplite – Đội quân hùng mạnh nhất lịch sử Hy Lạp

Hoplite là một trong những đội quân huyền thoại trong lịch sử cổ đại với những chiến thắng lẫy lừng. Với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh, chiến thuật...

Exit mobile version