Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là hàm ý “ăn nhiều” “ăn khoẻ. Ở đây, người ta hiểu theo cách thông thường “hạm” là “chiến hạm”, “tàu chiến” hay “tàu há mồm”. Chiến hạm có thể chứa nào là binh lính, vũ khí, thiết giáp, máy bay, v.v.. Người ta ví von người ăn khoẻ, ăn không biết no với sức chứa của “chiến hạm” hay “hạm” là hiểu theo cách đó. Rất mong An Chi cho biết ý kiến về cách hiểu này của tôi.

Xin thẳng thắn khẳng định rằng đây là một cách hiểu sai.

Dictionnaire annamite-français của J. F. M. Génibrel đã ghi nhận ba từ hạm như sau:

hạm 1. Tigre féroce, Grand tigre (…)

hạm 2. (Tàu trận) Navire de guerre.

hạm 3. (= Hãm) Menton.

Thành ngữ ăn như hạm đã được tác giả xếp vào từ hạm thứ nhất (có nghĩa là cọp dữ, hổ to).

Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức ghi nhận hai từ hạm như sau:

hạm 1. Tàu chiến đóng với sắt dày.

hạm 2. Hầm, hùm, hổ hay cọp.

Thành ngữ ăn như hạm đã được tác giả xếp vào từ hạm thứ hai (= hổ, cọp).

Vậy ăn như hạm có nghĩa là ăn như cọp. Vấn đề đã rõ ràng. Nhưng cũng xin nói thêm rằng hạm trong chiến hạm, hạm đội, hàng không mẫu hạm, v.v. chỉ mới bắt đầu thông dụng trong tiếng Việt từ sau Thế chiến II (1939 – 1945) còn thành ngữ ăn như hạm thì đã ra đời trong tiếng Việt, ít nhất cũng là trong phương ngữ Nam Bộ, tự đời nào rồi.

Từ tổ tàu há mồm, với tính cách là ẩn dụ dùng để chỉ các miệng ăn con trẻ vô tội và vô tư, cũng chỉ mới xuất hiện từ thập kỷ 50 trong phương ngữ Bắc Bộ, sớm lắm cũng chỉ là cuối thập kỷ 40, mà thôi. Nó cũng chẳng có liên quan gì về nguồn gốc với thành ngữ ăn như hạm cả.

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Lá thư Beethoven gửi Người yêu bất tử

Ludwig van Beethoven(1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Đại lược về quan chế – Tất cả danh hiệu và chức quan ngày trước

Đây là bải khảo cứu chi tiết về quan chế ngày trước, hy vọng rằng sẽ giúp ít nhiều cho quý vị có cái nhìn xuyên suốt và tận tường...

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?

Vấn Đề Về Các Sự Phân Biệt Trong Thế Kỷ Mười Lăm  Lời người dịch:  Tác giả công trình nghiên cứu này — một học giả Tây Phương hàng đầu...

Khảo sát lại vị trí xứ An Nam thời nhà Đường

I. Nhận thức lại về vị trí xứ An Nam thời nhà Đường Trên địa bàn Lĩnh Nam, đời Tùy và đời Đường có nhiều khác biệt về hành chính...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Kế sinh nhai trên phố phường Việt Nam năm 1900

Những hình ảnh dưới đây được giới thiệu trong một ấn phẩm có tiêu đề “Bắc Bộ 1900” (Le Tonkin eu 1900) được xuất bản nhân triển lãm thế giới...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Tình Anh Lính Chiến của Nhạc Sĩ Lam Phương

Năm 1958 cũng như bao lớp người trai trẻ khác, nhạc sĩ Lam Phương hăng hái lên đường làm nhập ngũ làm bổn phận của người trai thời loạn. Trong...

Exit mobile version