Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau.

Về nguồn gốc của cặp từ đó, cách lý giải phổ biến cho rằng nó có gốc từ câu thành ngữ Trung Hoa “Chimùng Hang”, gọi tắt là Chim Chuột.

Trong tiếng Việt, “chim chuột” là động từ dùng để chỉ hành động trai gái ve vãn nhau – “Giở trò chim chuột”; “Cứ lo chim chuột thì còn làm ăn được gì“.

Về từ nguyên, “chim chuột” là kết quả của sự dịch nghĩa từ các thành tố của câu thành ngữ Trung Quốc “Điểu Thử Đồng Huyệt” – 鳥鼠同穴(= Chim Chuột Cùng Hang), thường gọi tắt là Điểu Thử (= Chim Chuột).

Có ít nhất 2 giải thích về nguồn gốc câu “Điểu thử đồng huyệt”:

Chỉ sự “cộng sinh” giữa chim và chuột trên cao nguyên Thanh Tạng(1)

Ở độ cao 4.500 mét so với mực nước biển trên cao nguyên Thanh Tạng, vì thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ trung bình hàng năm nơi đây là 1.5° C, tháng nóng nhất chỉ có 10.5° C, về đêm thường có băng giá) nên gần như không có loài thực vật nào ngoại trừ đồng cỏ. Chim ở đây sống trong hang vì chúng không có cây để làm tổ. Chúng kiếm ăn bên ngoài vào ban ngày, vào hang vào ban đêm. Những cái hang này được tạo ra bởi những con chuột, và tất nhiên có những con chuột trong hang.

Sự khắc nghiệt của môi trường tạo nên hiện tượng độc đáo: chim và chuột cùng ở trong một cái hang và sống “cộng sinh” với nhau: Chim có hang để làm tổ, sinh sản, ấp trứng nhờ chuột; còn chuột vào ban ngày thị lực bị kém, nhờ có chim cảnh báo sự tấn công của đại bàng nên có thể trốn thoát đến hang động kịp thời.

Chết cười' với những hình ảnh động vật bị photoshop (P4)

Tên một ngọn núi ở Trung Quốc

Điểu Thử là tên một ngọn núi trong dãy Tần Lĩnh (秦嶺)(2), nằm ở phía Tây huyện Vị Nguyên tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Núi này có tên như thế là vì dân chúng ở địa phương đã quan sát được hiện tượng chim chuột ở cùng một hang.

Giống chim đó có tên là đồ hoặc mộc nhi chu còn giống chuột đó có tên là đột hoặc ngột nhi thử. Sách Cam Túc ghi chép: “Đất Lương Châu có con ngột nhi thử, giống như con chuột, có con chim tên là mộc nhi chu, giống như con sẻ, thường cùng con ngột nhi thử ở chung một hang. Đó chính là (chim) đồ (chuột) đột nhưng chỉ là tên xưa tên nay khác nhau mà thôi”. Vậy con mộc nhi chu, tức con chim đồ, chỉ là kẻ sống nhờ ở hang của con ngột nhi thử, tức con chuột đột. Giữa chúng không thể có quan hệ tình cảm hoặc tính dục được”.

Nhưng hậu duệ của Khổng Tử là Khổng An Quốc, khi chú giải Kinh thư (書經), đã giải thích bốn tiếng Điểu Thử Đồng Huyệt như sau: “Chim (và) chuột cùng nhau làm (con) trống (con) mái cùng chung hang sống ở núi này, (vì vậy) mới có tên núi là Chim Chuột.

Từ xưa, đã có nhiều người cực lực bác bỏ cách giải thích này của họ Khổng, chẳng hạn như Đỗ Ngạn Đạt và Trương Án đều quả quyết rằng đó không phải là chuyện đực cái hoặc trống mái giữa chim và chuột. Tuy nhiên nhà nho Việt Nam thì lại tin tưởng ở chú giải của Khổng An Quốc, bởi Khổng Tử là Đức Thánh thì Khổng An Quốc cháu ngài cũng phải là một quyền uy. Bậc quyền uy này đã giảng rằng “điểu thử đồng huyệt” là chuyện trống mái giữa chim và chuột thì việc nhà nho Việt Nam dịch hai tiếng điểu thử thành chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai và gái cũng là điều rất tự nhiên.

Tuy nhiên, một nghiên cứu dân tộc học lại đưa ra một cách lý giải khác.

Núi mang tên Chim Chuột ở Cam Túc là có thực, nhưng tên gọi đó bắt nguồn từ tục trai gái của hai thị tộc mang tên Chim – Chuột gặp gỡ, ân ái với nhau trong một cái hang ở núi này. Cho đến đầu thế kỷ 20, người ở vùng núi ấy vẫn có những hội lễ có trai gái hát đối đáp giao duyên.

Cũng vào thời gian đó, tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, người ta vẫn thấy còn những hội lễ của người Thái, Mông có tục trai gái hát đối đáp giao duyên rồi ân ái tự tình trong hang núi.

Nhiều tộc người thời xa xưa có tục vào đầu xuân cho trai gái hòa hợp trong hang như một nghi lễ nhằm kích thích tái tạo sự cân bằng hòa hợp Âm – Dương của cả vũ trụ, nguồn gốc của vạn vật sinh sôi nảy nở. Hang núi là một vũ trụ thu nhỏ, nơi đất nối với trời, nơi đôi tái tạo đôi vợ chồng đầu tiên của loài người sau cơn hồng thủy. Một dấu tích của tục trên là nghi lễ Tắt đèn ở một số làng Việt Bắc Bộ trước năm 1945.

Tại làng La Khê (nay thuộc quận Hà Đông) vào hội xuân hàng năm, hôm cuối hội có lễ rước Thành hoàng làng từ miếu về đình. Trong lễ tế thần ở đình, toàn thể già trẻ gái trai trong làng đều phải có mặt. Khi lễ tế đêm sắp kết thúc tức khi rã hội, đèn nến trong đình bỗng phụt tắt, trống chiêng nổi lên làm nhịp cho trai gái đứng gần nhau mặc sức ôm ấp, vuốt ve nhau, thậm chí ân ái cùng nhau. Sau gần một tiếng, trống chiêng im, nến đèn lại sáng, mọi người vui vẻ ra về.

Người làng La tin rằng, năm nào nghi lễ đó diễn ra, cả làng sẽ được an khang thịnh vượng. Cô gái nào lỡ mang bầu trong dịp này làng không những không bắt tội mà lại còn được làng giảm cho nửa số tiền nộp cheo khi cưới xin bởi đó là điều may mắn tốt lành trời cho và dân làng cũng sẽ phát tài phát lộc.

Chính từ nghi lễ đó mà xứ Đoài có câu ca dao:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy chẳng tày rã La


Chú thích

(1) Được mệnh danh là “mái nhà của thế giới”, cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 km.

(2)  Tần Lĩnh (秦嶺) là một dãy núi chính chạy theo hướng đông-tây ở nam bộ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Cùng với Hoài Hà, dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Bắc và Nam Trung Quốc. Tần Lĩnh là nơi sinh sống của rất nhiều loài thực vật và động vật hoang dã, một số loài trong số đó không thể tìm thấy ở một nơi nào khác trên trái đất.

Kinh hoàng cách làm đẹp gây đau đớn của người cổ xưa

Làm đẹp là nhu cầu của mỗi người ở các thời đại khác nhau, tuy nhiên có những kiểu làm đẹp kỳ lạ gây đau đớn và ảnh hưởng đến...

Xem tướng qua khoảng cách giữa 2 đầu lông mày

Xem tướng lông mày là một trong những phần xem tướng quan trọng nhất, có thể cho biết tài năng thiên bẩm của người đó và cả vận mệnh sau...

Sài Gòn và Giai Cấp trong xã hội năm xưa

Nguồn gốc danh từ Saigon phát sanh khi người Pháp đặt chân lên mảnh đất miền Nam Việt Nam, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông đọc là SICUNG, tiếng...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Hủ tiếu hay hủ tíu?

“Mỹ Tho” mang nghĩa “nàng thiếu nữ da trắng”, có phải vậy không? Thời bấy giờ chúng ta vẫn dùng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (chưa có chữ Quốc ngữ),...

Ba bài học quý giá từ cây tre

Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Bài kỳ và tịch thượng

Theo phép khoa cử: thi Hương thì trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi phú, trường ba văn sách, như tôi có nói ở đoạn trước rồi. Thí sanh nào...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Good Bye Thương xá Tax

Có thể nói là Good Bye Forever (vĩnh biệt) Thương xá Tax vì hôm nay nhà đầu tư bắt đầu phá bỏ công trình 130 năm tuổi gắn bó với...

Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền. Trang...

Exit mobile version