Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mão là thỏ hay mèo?

Tết Tân Mão ở Việt Nam là năm con Mèo nhưng ở Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác thì lại là năm con Thỏ. Còn tại sao lại như thế thì trước nhất xin giới thiệu lời giải thích của Philippe Papin, nhà sử học người Pháp của EPHE (Ecole Pratique des Hautes Etudes), đã được nhiều người/ nguồn dẫn lại trên mạng từ sau ngày mồng một. Theo Radio- Canada.ca ngày 3-2-2011 thì Papin đã giải thích nguyên văn như sau:

Mão en chinois (lapin) se rapproche de mèo en vietnamien (chat). Il s’agit d’un glissement du sens en suivant la pente du son, comme souvent.”

[ Mão (thỏ) trong tiếng Hán gần (âm) với mèo trong tiếng Ở Việt. Ở đây, do cái đà (trớn) của âm thanh mà ta có một sự trượt nghĩa, như vẫn thường thấy.

Thế có nghĩa là, theo Papin, thì vì mèo (của tiếng Việt) gần âm với mão là thỏ (của tiếng Hán) nên năm Mão mới trở thành năm con mèo. Về âm thì đúng như thế và thực ra nếu nhà sử học người Pháp này biết đến âm Hán – Việt xưa của chữ Mão 卯 là Mẹo thì ông sẽ thấy cái dốc (pente) kia càng “đứng” hơn, nghĩa là cái đà kia càng làm cho người ta dễ trượt hơn. Nhưng về nghĩa ông lại sai ngay từ đầu vì đã khẳng định rằng trong tiếng Hán thì Mão 卯 có nghĩa là “thỏ”. Không, Mão 卯 không có nghĩa là “thở” vì thỏ chỉ là sinh tiếu 生肖, nghĩa là con vật cầm tinh của chi Mão mà thôi. Cái mà hiện nay một số nhà khoa học đang muốn chứng minh về mặt ngữ nghĩa thì lại là: Mão có nghĩa là mèo (chứ không phải thỏ). Đây là một trường hợp sinh động gợi ý cho ta rằng một sự nghiên cứu liên ngành bao giờ cũng hữu ích: nhà sử học đầu có nhất thiết cũng là một nhà ngữ học, càng khó là một nhà ngữ học cừ khôi!

Trở lên là cách giải thích của Philippe Papin thuộc EPHE. Rõ ràng là nó vô căn cứ. Còn sau đây là ý kiến của tác giả bài “Năm Mão và con Mèo qua thơ văn”, đăng trên tờ Hồn Việt số 43 (Tháng 1-2011):

“Chữ 兔 (thỏ) lại viết giống chữ 免 (miễn), chỉ có thêm một nét để chỉ cái đuôi. Hai chữ này không có khác biệt trong văn tự cổ thời Xuân Thu (770 – 476 trước CN) theo cuốn Ngữ làm thủ thoại cho nên chữ miễn một dạng cổ của chữ mãn trong tiếng Việt cổ đã có nghĩa là con mèo (…) Chính vì tiếng Việt còn duy trì con mèo cho chi mão/mẹo mà ta có thể lập luận rằng nguồn gốc tên 12 con giáp chính là từ tiếng Việt cổ nhất vào thời Tiên Tần.

Lời giải thích của tác giả này cũng sai.

Thứ nhất, câu “hai chữ 兔 (thỏ) và 免 (miễn), không có khác biệt trong văn tự cổ thời Xuân Thu” chỉ có nghĩa là lúc bấy giờ hai chữ đang bàn bị dùng lẫn lộn về mặt tự dạng, nhưng cũng chỉ riêng về mặt tự dạng mà thôi chứ về mặt từ vựng thì thổ (thỏ) 兔 và miễn 免 vẫn là hai từ hoàn toàn riêng biệt và độc lập đối với nhau. Từ miễn có thể được ghi bằng tự dạng của chữ thố (thỏ) 兔, nhưng nó phải được đọc thành miễn với nghĩa “truất bỏ”, “tha cho khỏi”, v.v.; cũng như từ thố có thể được ghi bằng tự dạng của chữ miễn 免 nhưng nó phải được đọc thành thố với nghĩa “thỏ”. Không thể nào khác hơn thế được. Tác giả kia đã không thấy được điểm này.

Thứ hai là ta tuyệt đối không thể nói như tác giả đó rằng “chữ miễn (là) một dạng cổ của chữ mãn trong tiếng Việt cổ đã có nghĩa là con mèo”. Đây là một chuyện “râu ông nọ, cằm bà kia” cực kỳ thô thiển: miễn 免 là chữ Hán thì làm sao có thể là “một dạng cổ của chữ mãn trong tiếng Việt cổ”? Huống chi, nếu miễn 免 là “một dạng cổ của chữ mãn trong tiếng Việt cổ thì đâu là dạng cụ thể chính xác của nó trong tiếng Việt hiện đại?

Điểm thứ ba cũng là một đại nghịch lý: tác giả đã lấy nghĩa của từ mãn (= mèo) trong tiếng Việt mà gán cho từ miễn 免của tiếng Hán, trong khi miễn 免 không bao giờ chỉ động vật. Chữ miễn 免 này chỉ có thể dùng thay cho miễn 免là cố gắng, nỗ lực và miễn 免 là đẻ con. Thế thôi.

Ngoài tác giả trên, một vài tác giả khác đã đưa ra hàng loạt “hóa đơn, chứng từ” mà độ tin cậy chẳng có sức thuyết phục để cố giành cho bằng được bản quyền đối với chi Mão và con mèo về cho người Việt. Dè dặt và mang nhiều tính khách quan là bài của tác giả Phạm Thị Hảo trên số Hỗn Việt đã dẫn nhan đề “Năm Mão – Tết con mèo của Việt Nam và Tết con thỏ của Trung Quốc”. Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn xin phép trao đổi thêm với tác giả này đôi điều vì chưa trích dẫn dưới đây:

“Tổng hợp và tiếp thu sự gợi ý của một số ý kiến, chúng tôi xin nêu cách nghĩ sau đây: Có lẽ sự chuyển đổi từ con thỏ của chi “mão” Trung Quốc sang con mèo của chi “mão” Việt Nam là do sự nhầm lẫn về chữ viết và sự biến đổi về ngữ âm. Chữ “Thố” (Thỏ) gần giống với chữ “miễn” 免, chỉ khác một dấu chấm.

Người Trung Quốc có khi dùng chữ nọ viết thay cho chữ kia nếu chúng giống nhau. Hiện nay còn thấy trong một số văn bia đời Hán viết chữ “miễn” thành “thổ” và ngược lại.

Vậy khi lịch pháp “can chi” truyền sang Việt Nam, chi “mão” bị đọc nhầm thành “miễn”. Rồi do sự biến âm của tiếng Hán trong đó có trường hợp nguyên âm iên biến thành an (thí dụ: yên ≥ an; phiên > phan; phiền → phàn; kiển > càn…) nên “miễn” biến thành “mãn”. Sang tiếng Việt cổ, “mãn” là “mèo”. Thế là trong “thập nhị chỉ”, “mão” có vật biểu trưng là “mèo””

Trên đây là lời của bà Phạm Thị Hảo và chúng tôi xin lưu ý rằng chỉ có chữ miễn 免 và chữ thố 兔 mới bị dùng lẫn lộn chứ chữ mão 卯 và chữ miễn 免thì khác hẳn nhau. Do đó, mão 卯 không thể nhầm thành miễn 免 để biến âm thành mãn mà hiểu là mèo được. Điều cốt yếu mà chúng tôi hoàn toàn nhất trí với bà Phạm Thị Hảo là: mười hai chi là gốc của Trung Hoa chứ không phải vay mượn từ phương Nam, như chúng tôi đã nói rõ trong bài “Thử nêu một cái hướng để đi tìm nguồn gốc của thập nhị chỉ”, đăng lần đầu tiên trên Kiến thức Ngày nay số 375 (Xuân Tân Tỵ, 2001).

“Nghĩa gốc của từng tên trong thập nhị chi từ Tý đến Hội vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết dứt khoát vì trước đây hình như người ta đã đi không đúng hướng, chẳng hạn đã cho rằng chữ thìn có hình của một thứ nông cụ, chữ dậu có hình của một thứ đồ đựng dùng trong việc tế lễ, chữ mùi có hình của một bông lúa, v.v… Gần đây đã có một cái hướng tìm tòi hợp lý hơn của một vài tác giả cho rằng mỗi chi là tên của một con vật vẫn được truyền thống xem là tương ứng với chỉ đó. Tỷ là chuột, Sửu là trâu, Tuất là chó, Hợi là lợn, v.v… và chính vì thế nên người sinh năm Tý mới cầm tinh con chuột, người sinh năm Sửu mới cầm tinh con trâu, v.v… Có điều là nghĩa của từng tên chi đó đã tuyệt tích từ lâu nên việc khảo chứng sẽ không phải là một công việc dễ dàng. Chúng tôi hoàn toàn tán thành hướng tìm tòi này nhưng chỉ tiếc rằng các tác giả kia lại cho rằng thập nhị chi là mười hai tên mà người Hán đã tiếp thu từ một/những ngôn ngữ thuộc dòng họ khác ở phương Nam. Còn chúng tôi thì tin rằng thập nhị chỉ là những “đặc sản” 100% made in China.

“Vẫn biết rằng văn minh Trung Hoa không phải, vì không thể, là một nền văn minh khép kín; hoàn toàn “tự cấp tự túc” – quan niệm này đã quá lỗi thời – nhưng thật khó mà tin rằng chủ nhân của nó lại phải đi mượn tên của 12 giống vật ứng với thập nhị chi từ một/những ngôn ngữ nào đó của phương Nam khi mà chính họ đã thuần dưỡng được ít nhất đến sáu giống (lục súc) từ nhiều ngàn năm trước.

Cách đây đúng 10 năm, chúng tôi đã viết như thế và tất nhiên đến bây giờ chúng tôi vẫn tiếp tục chủ trương như thế. Và với chủ trương này thì mão 卯, mà âm xưa hơn là mẹo , chính là tên của giống mèo, mà cho đến nay người Việt vẫn còn giữ đúng trong hệ thống mười hai con giáp, trong khi ở ngay Trung Quốc và một vài nước khác thì mèo đã bị thỏ truất ngôi. Về vấn để này thì, thực ra, cách đây 16 năm, trên Kiến thức Ngày nay số 184 (1-9-1995), chúng tôi đã phân tích kỹ như sau:

“Đối với người Trung Hoa thì ứng với chi Mẹo lại là con thỏ chứ không phải con mèo. Những tộc người nói các ngôn ngữ Tày – Thái chịu ảnh hưởng văn hóa của người Trung Hoa từ xa xưa cũng đã theo họ mà xem con vật ứng với chi Mẹo là con thỏ. Trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học của tiếng Lào, con thỏ gọi là ka tài. Nhưng ứng với chi Mẹo, thì con vật đó lại không được gọi là ka tài mà lại được gọi là thó. Và pi thỏ là năm con Thỏ (pi là năm). Trong tiếng Xiêm, tức tiếng Thái Lan, con thỏ gọi là kra tài nhưng năm con thỏ thì cũng là pi thỏ như trong tiếng Lào (Đây là hai ngôn ngữ đồng tộc Tày – Thái và có ý kiến cho rằng người nói tiếng Lào và người nói tiếng Xiêm có thể hiểu nhau đến hơn 70%). Thó của tiếng Lào và tiếng Xiêm bắt nguồn ở một từ tiếng Hán ghi bằng chữ 兔 mà âm Hán – Việt xưa là thỏ còn âm nay là thổ (Marc Reinhorn trong Dictionnaire laotien- français, Paris, 1979, đã nhầm khi cho rằng thó của tiếng Lào bắt nguồn từ tiếng Việt). Các ngôn ngữ Miêu – Dao cũng có chịu ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hóa Hán nên cũng có hệ thống năm, tháng, ngày, giờ tính theo thập can và thập nhị chi. Chẳng hạn, trong tiếng Dao ở Việt Nam thì tên của chi Mẹo là Mão và ứng với chi này cũng là con thỏ mà tiếng Dao gọi là thù (Dẫn theo Bế Viết Đẳng và các tác giả khác, Người Dao ở Việt Nam, Hà Nội, 1971, tr.321-322). Đây cũng là một từ Dao bắt nguồn từ tiếng Hán đã nói trên đây”.

“Ngộ nghĩnh hơn nữa là trong tâm thức của mình, nhiều người Việt Nam lại còn vô hình trung đồng nhất con thỏ với con mèo mà đoạn trích dẫn sau đây là một bằng chứng cụ thể: “Trong số 28 vị tinh tú quán xuyến 4 phương, trên, dưới, trước sau, có các nguyên thần tính, biểu hiện cho thời khắc của một ngày đêm cũng được vẽ trên tranh: Hư nhật thử (con chuột – giờ Tý – nửa đêm), Mão nhật kê (con gà – giờ Dậu – hoàng hôn), Tinh nhật mã (con ngựa – giờ Ngọ – trưa) và Phòng nhật thỏ (con mèo – giờ Mão – rạng đông)” (Phan Ngọc Khuê, “Tranh Đạo giáo ở Việt Nam”, Mỹ thuật thời nay, số 37, 1993, tr.4).

“Thử là con chuột, kẻ là con gà, mã là con ngựa, đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Đến như thỏ mà lại là con mèo thì không có gì ngược đời bằng. Chẳng qua vì người Trung Hoa cho rằng con thỏ ứng với chi Mão (Mẹo) còn người Việt Nam thì lại cho rằng đó là con mèo nên mới sanh ra cái đẳng thức phản thực tế kia mà thôi.

“Nhưng trên đây chỉ là xét theo hiện đại chứ nếu xét theo lịch đại thì rất có thể là thoạt kỳ thủy, trong tâm thức của người Trung Hoa, con mèo mới đúng là con vật ứng với chi Mão (Mẹo) vì:

– Mèo chính là âm xưa nhất của chữ Mão, xưa hơn cả Mẹo;

– Thập nhị chi chính là tên của mười hai con vật tương ứng (sinh tiếu) chứ không phải là gì khác.

Trên Đương thời số 29, chúng tôi có trích dẫn để nhận xét câu sau đây của bà Phạm Thị Hảo: “Vậy khi lịch pháp “can chỉ” truyền sang Việt Nam, chi “mão” bị đọc nhầm thành “miễn”. Rồi do sự biến âm của tiếng Hán trong đó có trường hợp iên biến thành an (…) nên miễn biến thành mãn. Sau đó, bà Phạm Thị Hảo có trao đổi lại với chúng tôi rằng ý của bà là: “Vậy khi lịch pháp “can chỉ” truyền sang Việt Nam, chi “mão” mà biểu tượng là 兔 (thỏ) bị đọc nhầm thành 免 (miễn). Rồi do sự biến âm (…) nên miễn biến thành mãn. Vậy xin đính chính lại cho đúng ý của bà và rút lại lời nhận xét trước đây.

Hồi ký một chuyện tình – “Đường phố vắng đêm nao quen một người…”

Tôi yêu nhất Sài Gòn những đêm mưa. Tiếng mưa rơi thầm thì dai dẳng trên mái tôn cũ như tiếng của một người tình đang hờn trách. Tôi cũng...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt...

Lịch sử vương quốc Champa

Lịch sử vương quốc Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào kể từ cuốn sách của Georges Maspéro xuất...

Nghịch lý giáo dục Việt Nam – Điểm thi là mục đích

Nếu lợi tức của giáo dục vẫn tập trung vào các kỳ thi, vào tấm bằng, thì người ta sẽ còn xoay xở ra trăm phương ngàn kế để “đầu...

Những căn cứ ngầm bí ẩn nhất hành tinh

Trên thế giới tồn tại những căn cứ ngầm bí mật ẩn sâu dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết chúng ta không biết tới sự...

Nguồn gốc âm dương và các hoa văn tộc Việt

Học thuyết âm dương là học thuyết nổi tiếng, cũng là học thuyết quan trọng bậc nhất trong kho tàng triết học của văn hóa Á Đông. Vấn đề nguồn...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Các món ngon không nên bỏ qua khi đến Đà Lạt

Nhắc đến Đà Lạt ngoài không khí mát rượi ra thì ẩm thực là thứ khiến du khách cứ vấn vương không muốn về. Ẩm thực Đà Lạt đặc biệt...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Exit mobile version