Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghĩa của thành ngữ “Mèo mả gà đồng”

Trên Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà hoang chứ không phải con ếch. Những năm học trung học trước giải phóng, thầy dạy Quốc văn có giải thích cho chúng tôi thành ngữ trên như sau: Nghĩa đen: Đến mùa động dục, họ hàng nhà mèo tìm nơi vắng để làm tình, chẳng hạn như nơi gò mả hoang vắng. Còn họ nhà ếch (gà đồng) bắt từng cặp với nhau ngoài đồng ruộng khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Nghĩa bóng: ở đây chỉ bọn thanh niên lêu lổng có tình cảm lăng nhăng bậy bạ. Vậy gà đồng trong thành ngữ nói trên là con ếch hay con gà hoang như Huệ Thiên đã nói?

Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giảng như thầy của ông. Nhưng đó là một cách giảng không đúng. Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập đã đúng khi giảng thành ngữ đang xét đồng nghĩa với mèo đàng, chó điếm, dùng để chỉ “những kẻ điếm đàng, du thủ du thực”. Đây cũng là cách giảng của Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều mà chính ông cũng đã trích dẫn trong thư: “Mèo ở mả, gà ở đồng không ở nhà, chỉ những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng”. Nguyễn Thạch Giang cũng giảng: Mèo hoang sống kiếm cái ăn nơi nghĩa địa, gà hoang sống ở đồng nội, ví với hạng người vô lại, không có sở cử nhất định” (1). Còn sau đây là lời của Nguyễn Quảng Tuân: “Giảng “gà đồng” là con ếch thì chẳng có nghĩa gì. Mèo mả gà đồng ở đây được đặt đối nhau: mèo ở mả, gà ở đồng. Mèo ở mả là mèo hoang, sống ở tha ma. Gà ở đồng là gà hoang sống ở đồng nội. Người ta ví hạng vô lại, không có chỗ ở nhất định với loài mèo hoang sống lang thang ngoài nghĩa địa và với loài gà hoang sống lang thang ở ngoài đồng nội. Gà đồng đâu có phải chữ nói lóng mà giảng là con ếch!” (2).

Trên đây là cách hiểu của nhà từ điển và nhà chú giải. Bây giờ đặt thành ngữ đang xét vào câu Kiều thứ 1731 và ngôn cảnh cụ thể của đoạn Kiều 1728 – 1737 là lời mắng mỏ của Hoạn bà thì sẽ thấy lời mắng mỏ này chẳng có liên quan gì đến chuyện “trên Bộc trong dâu”, nghĩa là đến chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng cả. Hoạn bà chỉ mắng Kiều là hạng đàn bà con gái bỏ nhà đi hoang mà thôi.

Vậy gà đồng trong thành ngữ đang xét khác với gà đồng là con ếch, dịch từ tiếng Hán điền kê, và đương nhiên là chẳng có liên quan gì đến chuyện ếch bắt cặp khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống cả.

1. Truyện Kiều, Hà Nội, 1972, tr. 438, câu 1731.

2. Chữ nghĩa Truyện Kiều, Hà Nội, 1990, tr. 58.

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp tám mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Bộ ảnh sống động về Sài Gòn năm 1965

Loạt ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1965 được thực hiện bởi Thomas Matthews, một cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ thời chiến tranh Việt...

Exit mobile version