Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của cách nói ‘chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân’

Cổ ngữ có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”, nguyên nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình thể hiện ra ở trước mặt người khác.

Bất ở đây có nghĩa là không.
Lộ tức là để lộ, thể hiện ra bên ngoài ai cũng biết.
Tướng trong từ tướng mạo, dùng để chỉ vẻ bề ngoài.

Thông qua giải thích nghĩa từng từ có thể hiểu ý cả câu này chính là những người giỏi giang, đắc đạo, những người tài giỏi, thông minh sẽ không để lộ thân phận, tài năng cũng như sự giỏi giang ra bên ngoài để người khác thấy được mà thường sẽ che giấu, ẩn mình.

Chân nhân bất lộ tướng
真人不露相 /zhēn rén bú lòu xiàng/

Chân nhân bất lộ tướng vẫn còn một vế sau nữa chính là lộ tướng bất chân nhân “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân” (真人不露相, 露相 不真人)

真人 /zhēn rén/ : dùng để chỉ những người sinh ra đã có số mệnh làm vua hay những người có tài, người giỏi giang hoặc những vị tu hành gia đã đắc đạo.
不 /bù/ : bất là không, thể phủ định
露 /lòu/ : lộ có nghĩa là để lộ, phô ra ngoài, bày rõ ra cho thấy, thể hiện ra bên ngoài.
相 /xiàng/ : tướng trong tướng mạo, vẻ bề ngoài.

(Hình minh họa: Qua pinterest)

Nghĩa rộng hơn của câu này là có ý nói rằng những người có bản sự, có thân phận, có địa vị cao thường không để lộ mặt hoặc lộ thân phận của mình trước người khác. Nó cũng bao hàm ý nghĩa là cao thủ chân chính thì không khoe khoang mà có thể ẩn giấu được tài năng của mình, không tùy tiện thể hiện tài năng của bản thân.

Liên quan đến cách nói “chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân” có một điển cố lịch sử như sau:

Vào thời Xuân thu Chiến quốc có một vị công tử con nhà giàu tên là Ôn Như Xuân. Ngay từ nhỏ Như Xuân đã rất thích chơi đàn, đến khi lớn lên cũng có thể sáng tác và chơi đàn không tồi. Anh ta thường xuyên khoe khoang tài nghệ của mình ở trước mặt người khác.

Một hôm, Ôn Như Xuân một mình đến Sơn Tây du ngoạn. Khi anh ta đến trước một ngôi chùa thì chợt nhìn thấy một đạo sỹ đang nhắm mắt ngồi thiền. Bên cạnh đạo sỹ có một chiếc túi, miệng túi hé mở lộ ra một góc của cây đàn cổ.

Ôn Như Xuân rất lấy làm hiếu kỳ, tự hỏi mình: “Lão đạo sỹ này cũng biết chơi đàn ư?” Sau đó, anh ta tiến lại gần hỏi lão đạo sĩ bằng vẻ trịch thượng: “Xin hỏi đạo trưởng biết chơi đàn chứ?”

Đạo sỹ hé mắt trả lời một cách rất khiêm nhường: “Cũng biết đôi chút! Tôi đang muốn tìm cao nhân bái sư học đàn đây.”

Ôn Như Xuân vừa nghe thấy đạo sĩ muốn tìm cao nhân bái sư, lập tức hứng thú trong lòng, muốn thể hiện tài nghệ cho đạo sĩ xem. Anh ta nói một cách không khách sáo rằng: “Thế thì để tôi đàn cho ông xem.”

Vị đạo sỹ lấy cây đàn cổ từ trong túi ra đưa cho Ôn Như Xuân. Ôn Như Xuân lập tức ngồi khoanh chân dưới đất đánh đàn. Đầu tiên, anh ta đánh tùy hứng một bài, đạo sỹ mỉm cười chẳng nói một lời. Ôn Như Xuân không thấy đạo sĩ khen mình một câu nên trong lòng có chút mất hứng.

Ôn Như Xuân bèn đem hết tài nghệ của mình ra chơi một bài khác, đạo sỹ vẫn lẳng lặng. Anh ta bực quá nổi giận nói: “Tại sao ông chẳng nói năng gì vậy, có phải tôi chơi dở không vậy?

Đạo sỹ nói: “Cũng được, nhưng không phải là bậc sư phụ để tôi bái sư!”

Lúc này Ôn Như Xuân đã không còn chút kiên nhẫn nào, không nén nổi cơn bực tức nói: “Ông chơi đàn giỏi, thế thì hãy để tôi mở rộng tầm mắt xem nào!”

(Hình: Qua pinterest)

Đạo sỹ vẫn giữ vẻ ôn nhu, chẳng nói chẳng rằng, cầm cây đàn, vuốt nhẹ vài cái, bắt đầu chơi. Tiếng đàn cầm vang lên, âm thanh như nước chảy réo rắt, như gió chiều hiu hiu. Ôn Như Xuân nghe ngất ngây say đắm, ngay cả cây cổ thụ cạnh chùa cũng đầy chim từ đâu bay đến đậu xuống.

Khúc nhạc hết đã lâu rồi, Ôn Như Xuân mới bừng tỉnh lại, biết rằng hôm nay đã gặp cao nhân, lập tức quỳ trước mặt đạo sỹ xin được bái sư.

Bởi vì những người tu luyện đắc đạo thì được xưng là chân nhân, cho nên người xưa căn cứ vào chuyện này đúc kết ra câu cổ ngữ: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”. Câu nói cũng là để khuyên mọi người rằng đừng nên chỉ dựa vào bề ngoài, cử chỉ bên ngoài mà đánh giá, nhận định người khác. Cao nhân chân chính sẽ không dễ dàng để lộ thân phận và tài năng của mình. Chỉ có những kẻ không có tài năng thực sự mới khoe khoang trước mặt người khác, lại còn cho rằng mình có bản sự lớn lắm.

Không chỉ những bậc cao nhân mà người quân tử thời xưa cũng thường ẩn giấu, không để lộ tài năng của mình. Trong “Thái Căn Đàm. Lập đức tu thân” viết: “Quân tử chi tâm sự, thiên thanh nhật bạch, bất khả sử nhân bất tri, quân tử chi tài hoa, ngọc uẩn châu tàng, bất khả sử nhân dị tri”, tức là bậc chính nhân quân tử có tu dưỡng đạo đức, hành vi tư tưởng của họ phải như thanh thiên bạch nhật, quang minh lỗi lạc, không có hành vi ám muội nào cần phải giấu, còn tài nghệ và năng lực của họ phải như châu ngọc, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài làm loá mắt người khác. Những lời này thực sự rất có đạo lý, cũng là bài học cho hậu nhân nhiều đời sau.

Nguồn Gốc Của Phở

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc của...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Lịch sử ngành Tạp Chí

Sự khởi đầu của tạp chí in Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn...

Ông thầy Việt Văn

Tôi hận ông thầy Việt văn lớp Mười một. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học thuộc lòng bài thơ Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ. Đó là...

Việt Nam đầu thập niên 1990 qua ống kính Christian Sappa

Bến phà Bính ở Hải Phòng, cửa hàng bán tranh ảnh ở Đà Nẵng, thắng cảnh Đá Ba Chồng ở Đồng Nai… là loạt ảnh đầy hoài niệm về Việt...

Mối tình Nguyễn Kiều (1695-1751) và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

Nguyễn Kiều hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm nay thuộc Hà Nội, là chồng bà Đoàn Thị Điểm. Năm 18 tuổi, đi thi lần đầu, liền...

Những bức ảnh về Việt Nam thời Pháp thuộc

Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản...

Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm...

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Hai Dòng Họ Lý Vượt Biển Tới Đại Hàn Thế Kỷ 12-13

Biến cố Bắc Hàn thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ nhất ngày 09 tháng 10 năm 2006 gợi cho chúng tôi nhớ tới những người yêu chuộng hòa...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Exit mobile version