Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Sách mé” và “xách mé”, lối viết nào mới là chính xác?

Nhiều người khi nhắc đến từ này sẽ nghĩ về “sách” trong “hạch sách”, “sách nhiễu” và đi đến kết luận “sách mé” là cách dùng đúng. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: “Kêu xách mé: Nhè tên tộc mà kêu, vô phép”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng cho biết “xách mé” hay “xách khoé” là “hỏi tên tộc ra” như trong “gọi xách khoé”.

Như vậy từ đúng phải là “xách mé”, với nghĩa ban đầu là “gọi thẳng tên tộc (tên chính của bố mẹ) ra nói (vốn là điều được cho là vô phép)”, sau dần mở rộng ra thành “nói năng hỗn xược, thiếu lễ độ”. Nhưng tại sao là “xách” mà không phải “sách”? Lối viết của Việt Nam tự điển cho ta một gợi ý rất lớn về điều này. Tại đây, hai chữ “xách” và “mé” được liên kết bằng gạch nối, và trong tư liệu này thì cách viết đó cho thấy “xách” và “mé” là hai từ độc lập có nghĩa gần giống nhau.

Học giả Lê Văn Đức có giảng: “Xách: Phần dây rút lên. Xách nước giếng”. Đây chính là nghĩa rộng khai triển từ nghĩa gốc “nắm quai dở hông lên” như trong “xách đồ”. Còn “mé” được học giả này giải thích là “bìa, bờ, tiếng chỉ nơi chỗ dọc theo một dây dài. Mé biển, mé rừng, mé sông”. Như vậy cả “xách” và “mé” đều có ý chỉ những phần ở góc, ở rìa của một thứ gì đó. Vậy “gọi xách mé” là lôi những thứ “ở trong góc”, hay những thứ nhỏ, khuất ra mà nói, do đó mới được liên tưởng đến cách đưa tên tộc ra chửi bới hay sau này là việc cư xử thô lỗ. Trong tiếng Việt cũng có một từ khác cũng được xây dựng theo lối này, đó là “cạnh khoé”.
“Cạnh” là phần biên của một hình, một vật (cạnh bàn), còn “khoé” là một góc của thứ gì đó (khoé miệng, khoé mắt…), nên nói “cạnh khoé” là đụng chạm tới tận cùng, như một sự chì chiết, soi mói. Và như thế “xách khoé” cũng mang nghĩa tương tự.

Tóm lại, “xách mé” mới là từ chính xác, với nghĩa thuần là “đụng chạm, săm soi đến từng góc cạnh”, rồi đến nghĩa chuyển là “đưa tên tộc ra gọi” và nghĩa rộng sau này là “ăn nói thô lỗ, xấc xược”.

Tại sao cúng cô hồn lại mong bị giật?

“Ở Sài Gòn người ta quan niệm khi cúng cô hồn thì phải có người đến giật mới hên. Vì vậy đang cúng mà có người bưng cả mâm đi...

Bé gái 10 tháng tuổi bị người thân đâm 12 cây kim đâm vào người

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng câu chuyện về bé gái 10 tháng tuổi ở Sơn Đông bị 12 cây kim đâm vào người năm ấy vẫn khiến...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Chuẩn mực làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa

Nhuộm răng đen, gội đầu bằng bồ kết, dùng phấn nụ… là các chuẩn mực làm đẹp thời xưa của phụ nữ Việt Nam. Từ xưa tới nay, chuẩn mực...

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Thư Viện Quốc Gia ngày xưa

Thư viện Quốc gia khánh thành vào cuối năm 1971 ở số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Tổng hợp số 69 Lý Tự Trọng). Thư viện có...

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Dẫn Nhập – Đạo Nho

Khoa cử kén người ra làm quan hỏi về thuật trị nước, an dân của đạo Nho. Nho giáo manh nha từ thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn). Nho sĩ là hạng người...

Kim Vân Kiều – Cuốn phim truyện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, các bộ phim chiếu rạp ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Pháp. Bắt đầu từ thập niên 1920 về sau, các đạo...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Bình Tây Đại nguyên soái của Việt Nam là ai?

Dù triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường nhiều quyền lợi cho Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần kháng chiến...

Exit mobile version