Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt Nam. Theo khảo chứng của Nguyễn Bạt Tuy, thì tiền thân xa xưa nhất của địa danh đó trong các ngôn ngữ châu  u ghi bằng chữ cái La Tinh là Caugigu, dạng phiên âm của ba tiếng Giao Chỉ Quốc, trong quyển du ký của Marco Polo (1254 – 1324). Kế đến là hình thức ghi âm Kafchekuo trong quyển Lịch sử Mông Cổ của một người Iran tên là Rasid-ad-din (Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm cũng có nhắc đến chi tiết này trong sách Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII (Hà Nội, 1972, tr. 5 – 6). Còn L. Aurousseau, cũng theo Nguyễn Bạt Tuy, thì đã sưu tầm được những hình thức kế tiếp sau đây: – Chinacochim trong bức địa đồ của người Ý Alberto Contino năm 1502, – Chanacochim ; bức địa đồ của một người Ý khác nữa là Nicolo de Canerio năm 1503; – Quachymchina trong một bức thư của Jorge de Albuquerque gởi cho vua Bồ Đào Nha năm 1515. Rồi L. Fournereau, cũng theo Nguyễn Bạt Tuy, lại cho biết thêm như sau: – Cauchinchina trong bức địa đồ của anh em Van Lagran năm 1595; – Cochinchina trong địa đồ của J.Hondius in năm 1613; – Couchinchina trong bản đồ của Peter Goos năm 1666 đã dùng để chỉ đất Trung còn đất Bắc là Gan-nan; Cochinchine trong địa đồ của cố Placide khoảng 1688 để chỉ đất Trung còn đất Bắc là Tonquin, đặc biệt là Golfe de Cochinchine để chỉ vịnh Bắc Bộ mà sau này là Golfe du Tonkin. (Xem Nguyễn Bạt Tuy, Chữ và vẫn Việt khoa-học, Sài Gòn, 1959, tr. 2 – 3.)

Cũng về danh xưng Cochinchine, A. de Rhodes đã viết như sau: “Và để nói thêm đôi điều ở đây về danh xưng dành cho Vương quốc Cocinchine (Đàng Trong – AC), ngày nay tách khỏi Vương quốc Tunquin (Đàng Ngoài – AC), cần biết rằng tên gọi của Thủ đô của toàn bộ Vương quốc Annan (An Nam – AC) là Che ce (nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí rằng đây là hình thức phiên âm của hai tiếng Kẻ Chợ – AC). Rồi các thương nhân người Nhật buôn bán trong kinh thành này đã làm sai lạc mà gọi nó là Coci. Thế là, để phân biệt xứ Coci này với xứ Cocin bên Đông Ấn, không xa thành phố Goa bao nhiêu, người Bồ Đào Nha trong giao dịch với người Nhật, đã đặt ra danh xưng Cocinchine, ý muốn nói rằng đó là xứ Cocin gần Trung Hoa. Và danh xưng này không phải mới mẻ gì: xứ này đã được gọi như thế từ một thế kỷ qua, như chúng ta đã biết được nhờ những bức thư của Thánh François Xavier, trong đó ngài đã tả một trận bão dữ dội mà ngài đã gặp phải tại bờ biển xứ này trong chuyến đi Nhật Bản của ngài. Ngay cả cái xứ mà ngày nay chúng ta gọi là Vương quốc Tunquin, ở thời ấy, cũng đã được gọi gộp vào trong danh xưng đó mà không có phân biệt. Vậy không nên lấy làm lạ rằng trong nhiều bản đồ địa lý, thậm chí những bức mới nhất, Vương quốc Tunquin lại được gọi gộp vào danh xưng và vào phạm vi của Vương quốc Cocinchine hoặc rằng hai vương quốc đó đều tách ra tù xú Cauchinchine“(Dịch lại từ nguyên văn tiếng Pháp in trong: Alexandre de Rhodes, Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài, Tủ sách Đại Kết, Uỷ ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, phần nguyên văn tiếng Pháp, tr. 3.)

Trở lên là trích dẫn để ghi nhận những hình thức tiền thân của địa danh Cochinchine, trong đó –china/-chine rõ ràng là dùng để chỉ nước Trung Hoa. Vậy còn lại các biến the Cochim-, Quachym-, Cauchin-, Couchin-, Cocin-, v.v. thì vốn là địa danh chỉ xứ nào? Như đã thấy, A. de Rhodes cho rằng đó là kinh đô của cả nước Việt Nam thời bấy giờ, gọi là Kẻ Chợ (Che ce) mà người Nhật đã phát âm sai thành Coci, ghi theo cách của người Bồ Đào Nha. Thực ra, ở đây, vị giáo sĩ danh tiếng người Pháp này đã nhầm đến ba điểm: – Coci không phải là cách phát âm sai của Kẻ Chợ; – đó là cách phiên ám rất sát của hai tiếng Giao Chỉ, biết rằng chữ giao xưa vốn đọc là cao; – đó cũng không phải là cách phiên âm của người Bồ mà của người Ý; nếu là của người Bồ thì nó phải là Cochi (với h sau c và trước i). Tóm lại, yếu tố thứ nhất trong địa danh Cochinchine chính là hình thức phiên âm của hai tiếng Giao Chỉ đọc theo âm xưa, tương ứng với hai âm Caugi(gu) của Marco Polo mà Nguyễn Bạt Tuy đã nêu ra.

Nhưng tại sao Cochi, Coci lại biến thành Cochin, Cochim (-m cuối là cách viết của người Bồ Đào Nha), Cocin, nghĩa là lại có thêm 1 (hoặc m) vào cuối? Đó là vì người ta đã nhầm tên của xứ Cochi (Coci) ở phía Nam Trung Hoa – mà người ta chỉ biết loáng thoáng qua quyến du ký của Marco Polo, hoặc qua những lời miêu tả của các nhà du hành và những điều ghi nhận của những nhà hoạ đồ người Ả Rập và người Ba Tư – với tên của xứ Cocin ở Ấn Độ – là nơi mà người ta đã thực sự đặt chân đến từ sau năm 1497, năm mà Vasco de Gama phát hiện ra con đường biển từ châu  u sang Ấn Độ vòng qua Hảo Vọng Giác ở cực Nam châu Phi (bấy giờ chưa có kinh Suez). Cochin ở Ấn Độ là nơi mà người Bồ Đào Nha đã có thương điếm từ năm 1502 còn Cochi ở phía Nam Trung Hoa thì người phương Tây chỉ chính thức và liên tục lui tới từ đầu thế kỷ XVII, nghĩa là sau đó trên dưới đến 100 năm. Vì sự nhầm lẫn trên đây mà danh xưng Cochi đã bị đồng hoa với danh xưng Cochin.

Thế là Cochin trở thành một địa danh dùng để chỉ hai xứ khác nhau và đây là một điều bất tiện. Để khắc phục sự bất tiện này, nghĩa là để phân biệt với xứ Cochin bên Ấn Độ, người ta mới thêm china (chine) vào Cochin mà gọi xứ Cochin gần Trung Hoa là Cochinchina (Cochinchine) cùng với các biến thể đã biết. Danh xưng này ban đầu dùng để chỉ toàn bộ lãnh thổ của quốc gia Đại Việt đầu thế kỷ XVI như nhiều bản đồ đã chứng minh (xin xem lại phần trên). Về sau khi nước Đại Việt bị chia thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, thì địa danh Cochinchine lại được dùng để chỉ Đàng Trong (còn Đàng Ngoài là Annan hoặc Tunquin). Cuối cùng, người Pháp đã tận dụng những danh từ sẵn có mà lấy Tonkin (Tunquin) để chỉ Bắc Kỳ, Annam (Annan) để chỉ Trung Kỳ và Cochinchine để chỉ Nam Kỳ. Vậy xét về lịch sử của nó thì Cochinchine là một địa danh đã từng được dùng để chỉ miền Bắc, miền Trung rồi cuối cùng mới được dùng để chỉ miền Nam (Nam Bộ) chứ không phải vốn chỉ được dùng để gọi Nam Bộ ngay từ đầu như người ta vẫn thường nghĩ.

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bốn: Khảo quan

Vì các sử gia thường dùng từ "thi Hội" bao gồm cả thi Ðình nên rất khó phân biệt khảo quan thi Hội với khảo quan thi Ðình. Dưới đây...

Những bệnh viện hơn 1 thế kỷ ở Sài Gòn

Y viện Hải quân thời Pháp thuộc nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, còn Bệnh viện Nhiệt đới chính là Bệnh viện Chợ Quán cũ thuộc loại cổ nhất...

Âm gốc của “khoái trá” là “quái chá”

Tại mục “Quán mắc cỡ”, Tuổi trẻ cười số 479 (1/7/2013) do Cô Tú phụ trách, độc giả Dương Văn Long (Thái Nguyên) có đặt câu hỏi: Trong cuốn Từ...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Gạo Nàng Thơm chợ Đào

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước,...

Những hình ảnh ít người biết về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939

Dinh Xã Tây, bến xe ngựa bên chợ Bến Thành, Cầu Xóm Chỉ… là những hình ảnh đặc sắc về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939 do...

Trịnh Hưng – Nhạc Sĩ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…”

Không những chỉ nổi tiếng với bài hát Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành.. từng được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhạc sĩ Trịnh Hưng còn được...

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Khí phách bà Triệu

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

10 câu châm ngôn tinh túy lưu truyền trong giới cao nhân

Có đôi khi, nhìn vào những trí huệ và cảm ngộ về cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được, ít nhất cũng làm thay đổi...

Exit mobile version