Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Bọ ngựa chống xe”

Hình ảnh con bọ ngựa giương càng lên như lưỡi gươm trước cỗ xe lớn mà không hề run sợ thì thật đáng phục, nhắc kẻ nhút nhát soi mình. Tuy nhiên, thành ngữ này còn chỉ sự đấu tranh không cân sức, dẫn đến tình thế nguy hiểm, thường là lâm vào thất bại. Đó là điều không nên làm.

Một hôm, Trang Tử nước tề đi săn, dọc đường ông gặp một con bọ ngựa. Nực cười thay, con bọ ngựa nhỏ bé ấy lại cứ đứng giữa đường, giương càng lên như muốn thách thức, chống chọi với xe của ông. Quan quân thấy lạ la ầm lên, khiến Trang Tử dừng xe lại hỏi sư tình. Tả hữu thưa rằng:

– Có con bọ ngựa trước xe ngài. Nó không tránh mà cứ giương càng lên chống lại. Giống bọ này thật kỳ lạ, chẳng biết sức mình khỏe hay yếu, thấy đối thủ là liều thân xông lên không chịu lùi bước, ngài cứ cho xe đi, xem nó sống chết ra sao.

Nghe xong Trang Từ liền đáp lại:

– Khoan đã, giống bọ ngựa này thế mà đáng khâm phục. Nếu như ai đó, khi bị kẻ mạnh bắt nạt đã không hề run sợ, lại còn dám chống trả đến cùng, dù chịu chết chứ nhất định không chịu nhục, âu cũng là tấm gương đáng kính, đáng noi theo.

Dứt lời, Trang Tử cho đánh xe sang bên đường. Kể từ bận đó, tướng sĩ của Trang Tử ra trận đều liều chết xông lên, quyết không chịu thua kém giống như con ngựa hôm nào.

Theo “Cổ học tinh hoa” – Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn Học, 2003

Phục là phục cái lòng dũng cảm chứ không phục sự liều mạng. Hình ảnh con bọ ngựa giương càng lên như lưỡi gươm trước cỗ xe lớn mà không hề run sợ thì thật đáng phục, nhắc kẻ nhút nhát soi mình. Tuy nhiên, thành ngữ này còn chỉ sự đấu tranh không cân sức, dẫn đến tình thế nguy hiểm, thường là lâm vào thất bại. Đó là điều không nên làm.

Có lẽ từ chuyện này mà có câu:

Nực cười bọ ngựa đá xe

Tưởng rằng xe vững ai dè xe nghiêng.

Văn nghệ đứng đường

Một nhà làm báo tuyên bố : “Tôi không dám dùng lối diễn tả bằng văn nghệ nữa, vì văn nghệ là một thứ đại xa xí phẩm rất khó...

Họa tiết con rồng của người An Nam

Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh chiếm vị trí đầu tiên. Đó là long (rồng), ly...

Tảng đá độc Nasu Sessho-seki – Hóa thân của cáo chín đuôi

Sessho-seki hay sát sinh thạch là một tảng đá độc đáng sợ nằm gần khu đất trống hoang vu của lòng sông Sanzu khô cằn thuộc khu suối nước nóng...

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

Hồi Ức Và Thơ Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo Xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là Hồi ức về Tết xưa và Thơ. Độc giả...

Say

Theo tích xưa, Ngọc Hoàng trên trời cũng uống rượu, thế nên mới có chuyện các tiên nữ lỡ tay làm rơi chén ngọc bị đày xuống trần gian làm...

Trường học của thầy tôi trong xóm nhỏ

Ở trong một xóm cuối làng, dân cư lơ thơ, nhà ở xen với những đám ruộng thổ, một nếp nhà tranh đôi khi ở trong rừng mía rậm, ấy...

Anh Tam là gì ?

Tôi không nghiên cứu chữ Nôm vì một lẽ giản dị, tôi không rành chữ nôm ! Nhưng từ 21 năm nay, trong khi tìm hiểu học hỏi và nghiên...

Đã chết rồi, những bài hát tuổi thơ?

Trách ai khi con trẻ không được hưởng môi trường âm nhạc lành mạnh? Trách ai khi trẻ con trong chương trình ca nhạc thiếu nhi không còn là trẻ...

Đền thờ An Dương Vương – Đền thiêng giữa thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn...

Khẩu thị tâm phi – Loại người bất hiếu, bất trung, bất nghĩa

“Khẩu thị tâm phi” nghĩa là miệng nói một đằng nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Là loại người bất hiếu,...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Exit mobile version