Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Chắp cánh liền cành”

Con chim bị lìa cánh được chắp lại, cây cành bị gẫy lại liền. Ý nói: Đôi trai gái gắn bó với nhau, tình nghĩa vợ chồng khăng khít. Còn có câu: “Chim liền cánh, cây liền cành” gần nghĩa với “gương vỡ lại lành”.

Những câu nói hay trong đam mỹ phần 4 =)) – Bachphong119's Blog

Chuyện kể:

Hà Thị là người nhan sắc nết na, Hàn Bằng là chồng rất yêu nàng. Hai người sống với nhau hạnh phúc. Tống Khang Vương thấy Hà Thị đẹp mê hồn liền bắt về làm vợ rồi bỏ tù Hàn Bằng. Uất ức, Hàn Bằng tự sát còn Hà Thị lao từ lầu cao xuống tự tử.

Khang Vương chôn hai xác gần nhau. Qua một đêm, từ hai ngôi mộ có hai cây tử quy mọc lên, rễ chạm nhau ở dưới, cành chạm nhau ở trên. Thấy cây xòa cành sang nhau, Tống Khang Vương cho chặt cành đi, nhưng càng chặt thì cành càng vươn ra, quấn vào nhau.

Cũng từ hôm đó có đôi chim uyên ương đến đậu trên cành tử quy, tiếng hót thảm thiết. Tống Khang cho rình bắt chim. Thấy chim đẹp, liền cho chặt đôi cánh để chim không bay rồi cho đậu lên cành cây làm cảnh. Nhưng cánh chim chả mấy chốc lại mọc lông rồi đôi uyên ương vỗ cánh, bay lên cao hót tiếng hót thống thiết: “Liền cánh – liền cành”. Hai cây tử quy sau này cứ sát liền bên nhau mà lớn lên, che rợp cả một khoảng trời, không ai còn dám chặt cành của nó nữa. Còn đôi chim uyên ương trở thành hai đám mây trắng bay khắp bầu trời (1)

Dù có bị người khác chia lìa tình cảm, nhưng tình vợ chồng thủy chung vẫn chiến thắng. Cái quan trọng vẫn là không bị cám dỗ, mua chuộc và không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh đen tối.

Thiếp xin về kiếp sau này

Như chim liền cánh như cây liền cành.

“Chắp cánh liền cành” còn là mơ ước được gần gũi, chia sẻ, là biểu hiện của sự trọn vẹn, toại nguyện tình cảm trong cuộc sống.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

(1): Theo “Điển hay, tích lạ”, Nguyễn Tử Quang, NXB Trẻ, 2001.

Tò he – Nghệ thuật độc đáo của người Việt

Chẳng biết từ bao giờ tò he đã trở thành một trò chơi của trẻ em Việt, dân gian ta còn lưu truyền những câu đồng dao cổ về món...

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử...

Về xuất xứ của câu ca dao “Gió Đưa Cành Trúc La Đà”

Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết thảo luận về địa danh Thọ Xương. Cũng như nguồn gốc của hai câu ca dao liên quan đến địa...

Ký ức chợ Hàng Da của một thời đã qua

Khu chợ nổi tiếng của Hà Nội đã thay đổi khá nhiều so với hình ảnh trong ký ức nhiều người dân thủ đô. Bộ ảnh này được Vicky Linh...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Chiến trận trâu – khỉ trong “Tây du ký”

Ngưu Ma Vương là một nhân vật phản diện trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký có bản thể là ngưu. Trong chữ Hán, ngưu chỉ chung cả trâu...

Triều Nguyễn làm được gì trong 150 năm tồn tại

Sổ tay văn hoá Việt Nam của Trương Chính và Đặng Đức Siêu (Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1978), trang 324, có viết rằng “trong gần 150 năm, các vua...

Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai phần, tiếng nói và chữ viết. Âm thanh là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Viết là...

Những ngày đầu đi khai hoang của người dân Sài Gòn

Cuộc sống của cư dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang... để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ

Theo dòng thời gian – Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), thống nhất các bộ lạc Mông Cổ lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm...

Exit mobile version