Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ý nghĩa câu “… Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”

Ý nghĩa câu “… Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”. Các địa danh này ở đâu, nay thay đổi ra sao và tại sao lại xảy ra trên những địa danh ấy?

Ca dao dân ca Bình Trị Thiên do Trần Hoàng chủ biên (Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1988) đã chép nguyên văn đầy đủ như sau:

Ru em em théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ Quán chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh

Chợ Dinh bán áo con trai

Triều Sơn bán nón Mậu Tài bán kim.

(Sdd, tr. 25 – 26).

Ca dao xứ Huế bình giải, tập I, của Ưng Luận (Huế, 1991) cũng chép như trên (nhưng có phẩy sau câu sáu và chấm sau câu tám) và giảng rõ như sau:

“Em théc cho muồi là em ngủ cho say. Vôi ăn trầu là thứ vôi nấu bằng vỏ trai, ốc, hàu hến, rất trắng và rất mịn, dùng để ăn với cau trầu và để sơn tường cho trắng (khác với vôi đá là thứ vôi nấu bằng đá vôi, dùng để xây cất). Chợ Quán chưa rõ ở đâu (mặc dầu là có làng Lương Quán, nhưng lại không có chợ). Chợ Cầu ở làng Phù Lương, huyện Quảng Điền. Nam Phổ (hay Nam Phố) nằm trên con đường từ Huế đi Thuận An. Chợ Dinh lúc trước ở cuối đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp. Chợ được gọi như thế vì lúc trước ở vùng này có nhiều dinh thự của các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn (nên còn gọi là chợ Dinh Ông). Triều Sơn ở Hương Trà, Mậu Tài ở Phú Vang. Áo con trai là thứ áo may sẵn để bán cho các em trai (con gái thường mặc yếm, cũng được may sẵn) và kim nói đây là thứ kim lớn do thợ rèn làm ra (rất công phu) để chằm tơi, chằm nón, còn thứ kim may áo quần, tinh vi hơn, thì ta phải mua của Pháp (nên gọi là kim Tây)” (Sđd, tr. 29 – 30).

Ca dao dân ca Bình Trị Thiên do Trần Hoàng chủ biên thì chú thích có tính chất khẳng định rằng “Chợ Quán ở làng Lương Quán” chứ không dè dặt như Ca dao xứ Huế bình giải của Ưng Luận. Nhưng đặc biệt hơn nữa là bốn câu đầu trong sáu cầu trên đây còn được xem là nói về Hà Nội nữa. Chẳng hạn, Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ do Giang Quân sưu tầm và biên soạn (Nxb. Hà Nội, 1994, tr. 25 – 26) cũng có chép nhưng thay “théc” bằng “ngủ” “muối” bằng “rồi” và “ăn” bằng “têm”. Ca dao ngạn ngữ Hà Nội do Triều Dương, Phạm Hoà, Tảo Trang, Chu Hà sưu tầm và biên soạn (Hội văn nghệ Hà Nội, 1971) cũng chép như Giang Quân và chú thích như sau:

“Nam phố là tên cũ của phố hàng Bè hiện nay, trước kia có bán nhiều cau. Chợ Dinh có lẽ là chợ họp gần Phủ Doãn và Ngõ Huyện hiện nay. Chợ Quán chợ Cầu chưa rõ ở đâu. Có người cho rằng chợ Cầu tức chợ Cầu Đông. Câu này ở Bình Trị Thiên đọc là: Mua cau Nam phổ, mua trầu chợ Dinh (Nam phổ và chợ Dinh ở gần Huế)” (Sđd, tr. 118 – 119, chth. 2).

Sách này còn chú thích về chợ Cầu Đông như sau: “Cầu Đông chỉ chiếc cầu bắc qua dòng sông Tô ở khu vực ngã tư phố Ngõ Gạch và phố Hàng Đường hiện nay, ở phía đông thành Thăng Long cũ (Hiện nay còn chùa cầu Đông ở số nhà 38 phố Hàng Đường). Cầu Đông là một nơi trù phú vào bậc nhất Hà Nội thời ấy, chợ Cầu Đông còn nổi tiếng trong truyện “Bích câu kỳ ngộ”. Tú Uyên đã mua bức tranh tố nữ tại đây”. (Sdd, tr. 37, chth. 3).

Vì không có điều kiện để khảo chứng cho đầy đủ nên chúng tôi không dám khẳng định những câu trên đây vốn là của Huế hay của Hà Nội. Nhưng cứ theo những lời trích dẫn từ các sách đã nói thì thấy cách giải thích có lẽ sẽ thuận lý hơn nếu quan niệm rằng đó vốn là những câu ca dao của xứ Huế. Dù điều này có đúng hay là sai thì chúng tôi vẫn thấy rằng trong văn bản của Huế, hai câu cuối cùng (câu 5, câu 6) có lẽ là được thêm vào sau vì chẳng những nó không “liền ý với bốn câu trước mà tiếng thứ sáu của câu thứ 5 (trai) cũng không vần với tiếng thứ tám của câu thứ 4 (Dinh). Vậy đây có lẽ vốn là hai câu riêng biệt.

Sáu câu trên là những câu ca dao giới thiệu đặc sản của xứ Huế (hoặc Hà Nội) nên mỗi đặc sản mới liên quan đến một địa danh nhất định, đúng như Ưng Luận đã viết trong Ca dao xứ Huế bình giải.

Chuyện chàng Lang Liêu và giá trị văn hóa cổ truyền

1. Đặt vấn đề Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm...

Sài Gòn xưa nay một góc ảnh

Trong bài viết này, xin mời các bạn xem lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Cưỡi ngựa xem hoa là gì?

Câu nói trên có hàm ý chê những người làm ăn qua loa, đại khái, không chú ý đến bản chất, đến trọng tâm của vấn đề. Thành ngữ cưỡi...

Nhìn lại lịch sử Phù Nam

Trong một bài giảng đầu tiên của tôi cho một lớp sinh viên nghiên cứu khảo cổ học năm thứ tư tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở Phnom...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

Ngồi vắt tréo chân hay ngồi vắt chéo chân?

Nhiều người cho rằng “chéo” mới là cách viết đúng, còn “tréo” là sai chính tả. Thực tế, “chéo” và “tréo” là hai từ tồn tại song song với nghĩa...

Đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt

Đồng dao và trò chơi trẻ em dân tộc thiểu số thuộc các khu vực như miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ đã...

Exit mobile version