Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái Nhà Lớn – Dinh thự cổ hoành tráng nhất Kiên Giang

Tòa dinh thự bề thế có kiến trúc độc đáo này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong vùng cho xây dựng.

Không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang (số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang) còn là dinh thự cổ của địa chủ phong kiến đẹp nhất địa phương này còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Ngôi nhà thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong vùng cho xây dựng.

Sau này ông Trần Quang Chiêu (con thứ ba của ông Trần Nhuệ) thừa hưởng ngôi nhà nên công trình còn có tên gọi là nhà ông Ba Chiêu.

Tòa dinh thự cổ được khởi công xây dựng năm 1911, khánh thành năm 1920 với diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm từ đường (3 gian hai chái), nhà bếp, nhà ở, sân Thiên Tĩnh.

Được xây dựng vào thời kỳ thuộc địa, chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp nên ngôi nhà có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo.

Bên ngoài ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc của người phương Tây nhưng bên trong có kiến trúc theo kiểu nhà cổ Việt Nam.

Tinh hoa kiến trúc của ngôi nhà tập trung ở từ đường, được xây dựng theo kiểu kết cấu khung, bằng gỗ đỏ và căm xe….

Nét đặc sắc của nội thất thể hiện ở những mảng chạm khắc điêu luyện tinh tế và mang đậm xu thế hướng nội, vươn tới sự hòa nhập với thiên nhiên để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.

Hoa văn trang trí rất phong phú, từ các dạng hình học truyền thống, cây hoa (tùng, trúc, cúc, mai), chim (dơi, công, phượng, trĩ..), quả (đu đủ, nho, lựu..), các loại dây leo cho đến thú vật (hươu, nai…).

Đất đắp nền nhà lấy ở biển về chở bằng xe con rùa và dùng đá kè để làm móng. Thời gian hoàn thành xong nền nhà mất 3 năm.

Ngôi nhà được xây dựng liên tục trong 10 năm với đội ngũ thợ xây, thợ mộc được đón từ Gia Định về; thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc.

Nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều chủ yếu mua từ Miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.

Tòa dinh thự này đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong 1 thế kỷ tồn tại.

Năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Rạch Giá chiếm luôn cả dinh thự. Từ đó đến năm 1954 công trình bị Tòa án Tỉnh chiếm dụng.

Trong các năm 1970–1973, đoàn cố vấn Mỹ ở Rạch Giá đã mướn ngôi nhà này để làm Sở Mỹ.

Từ 1973-1975, ngôi nhà được công ty Đông lạnh ở Rạch Sỏi mướn làm văn phòng.

Sau 1975, ngôi nhà thuộc nhà Nước quản lý, được tỉnh hội Phụ nữ Kiên Giang sử dụng làm cơ quan trong một thời gian ngắn, rồi giao cho đoàn văn công thuộc Ty văn hoá Thông tin làm trụ sở.

Cuối cùng dinh thự cổ tuyệt đẹp này được giao cho Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang cho đến nay.

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bốn: Khảo quan

Vì các sử gia thường dùng từ "thi Hội" bao gồm cả thi Ðình nên rất khó phân biệt khảo quan thi Hội với khảo quan thi Ðình. Dưới đây...

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội hùng hậu của nhà Thanh ra sao?

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có...

Ba Tôi Và Đường Xưa Lối Cũ

Đường xưa lối cũ, Có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo Đường xưa lối cũ, Có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi Đường xưa lối cũ, Có tiếng...

Ngày xưa thân ái

Vào mấy năm cuối Đại Học, mỗi kỳ hè tôi thường buộc mình phải đọc một tác giả, khi thì Doãn Quốc Sỹ, khi Lê Tất Điều... Hè trước năm...

Ảnh để đời về miền Tây Nam Bộ ngày trước

Cùng cảm nhận nét đặc sắc của đời sống vùng sông nước miền Tây Nam Bộ năm 2007 qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Ian...

6 cây cầu gắn liền với lịch sử Sài Gòn

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với...

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Nhớ về Gạch Ngói Đời Tân

Văn phòng giao dịch trưng bày sản phẩm gạch bông Đời Tân trên đường Trần Hưng Đạo, building to lớn là khách sạn Victoria của ông Nguyễn Tấn Đời cho...

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay,...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta

Kiến thiết quốc gia Giúp đồng bào ta Xây đắp muôn người Ðược nên cửa nhà Tô điểm giang san Qua bao lầm than Ta thề kiến thiết Trong giấc...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Exit mobile version