Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vẻ đẹp của tu viện cổ bỏ hoang ở Sa Pa

Sau hơn nửa thế kỷ bị bỏ hoang, giờ đây tu viện Tả Phìn khoác lên mình một dáng vẻ bí ẩn, huyền hoặc và cuốn hút lạ thường.

Nằm trên đường đền bản Tả Phìn của xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tu viện Tả Phìn là một phế tích kiến trúc thời Pháp thuộc nổi tiếng ở Tây Bắc.

Tu viện này được khởi công xây dựng vào tháng 10/1942, nhưng việc thi công đã bị bỏ dở do những biến động chính trị năm 1945. Tu viện trở nên hoang phế kể từ đó đến nay.

Trong thời gian hoạt động ngắn ngủi, đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito lưu lạc đến xứ đạo Lào Cai của thuộc địa Đông Dương.

Tại tu viện Tả Phìn, các nữ tu đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Pa như các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào…

Sau hơn nửa thế kỷ bị bỏ hoang, giờ đây tu viện Tả Phìn khoác lên mình một dáng vẻ bí ẩn, huyền hoặc và cuốn hút lạ thường.

Được xây bằng đá theo kiến trúc Pháp, tu viện là một nhà tòa nhà 5 gian, 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất – là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Bên phải của toà nhà còn có một gian mở rộng, có thể là khu bếp hoặc kho cất trữ nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ dùng…

Toàn bộ công trình hiện nay không còn phần mái.

Có thể cảm nhận dấu ấn của thời gian qua những bức tường loang lổ rêu phong.

Các vòm cửa cao thông với nhau gây ấn tượng về sự sâu hút của không gian.

Các loài cây dại tràn ngập trên nền các gian phòng, nhân lên nhiều lần cảm giác cô quạnh.

Những mảng tường phủ đầy loài rêu mốc màu đỏ khiến bầu không khí nhuốm phần kỳ bí.

Màn sương mờ ảo bao trùm lên không trung làm sự hiện diện của tòa tu viện hoang phế càng trở nên huyền hoặc.

Vẻ đẹp đầy ám ảnh khiến tu viện Tả Phìn trở thành một điểm đến thu hút những du khách ưa khám phá.

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

Bản đồ và hình ảnh Sài Gòn xưa

Cùng chiêm ngưỡng một loạt bản đồ Sài Gòn xưa và các tấm ảnh panorama về Sài Gòn. 15 tấm bản đồ quý giá Việc định hình quá trình khai...

Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không? Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo...

“Pré” và “proto” là gì và khác nhau như thế nào?

Trên Kiến thức ngày nay, số 191, khi phân tích danh từ “prénom”, ông có giải thích rằng “pré” là trước. Vậy còn “proto” là gì? Có đồng nghĩa với...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Giao Chỉ và Cửu Chân có thuộc Nam Việt?

Tài liệu quan trọng bậc nhất trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa nước Nam Việt với Giao Chỉ và Cửu Chân là cuốn Sử ký của Tư...

Nguồn gốc của mười hai con giáp

Nguồn gốc của 12 con giáp thường được xem như một sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, từ văn minh Trung Hoa lan tỏa và ảnh hưởng tới...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh Việt Nam

Cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt - bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985....

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Exit mobile version