Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ là một công trình kiến trúc độc đáo hội tụ bản sắc văn hóa của cả 4 dân tộc hiện diện ở đất Trà Vinh xưa.

Chùm ảnh: Lăng mộ cổ phong cách Việt – Hoa – Pháp – Khmer độc nhất Việt Nam

Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, thường được người dân trong vòng gọi là mộ ông Hàm.

Đây là lăng mộ của ông Hàm Huỳnh Kỳ, một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa. Lúc sinh thời, ông Hàm đã mua chức huyện, nên còn được gọi là huyện Hàm.

Khu lăng mộ hoành tráng của ông do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng, Cần Thơ khởi công năm 1944, hoàn thành năm 1947. Công trình được xây dựng bằng xi măng Hải Phòng cùng gạch, ngói, gỗ.

Về tổng quan, lăng mộ ông Hàm có cấu trúc khá lạ với 5 tòa nhà lục giác bao quanh một nhà lục giác ở giữa, tất cả đều cao khoảng 12m, trên nền cao hơn 1 m.

Tháp nào cũng có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt.

Gian nhà lục giác ở giữa là nơi có mộ phần của ông Hàm, hai bên là mộ phần hai vị phu nhân.

Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ.

Điều đặc biệt là các tác phẩm này mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Đó là mô típ hoa lá phương Tây cổ điển.

Hình tượng rồng và các linh vật trong văn hóa Việt – Hoa.

Mỗi góc tường sát nóc các tòa tháp là một vị thần Cây-nor giang tay chống đỡ mái – nét kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer. Ngoài ra còn có một số tranh vẽ các thắng cảnh của Campuchia.

Các bức tường bên trong lăng mộ được lấp kín bằng những bức tranh mang chủ đề đa dạng, từ chân dung của ông Hàm và hai phu nhân đến các họa tiết hoa lá phương Tây, điển tích dân gian Khmer, hình tượng tâm linh Việt – Hoa…

Có thể nói, mộ ông Hàm là một công trình kiến trúc độc đáo hội tụ bản sắc văn hóa của cả 4 dân tộc hiện diện ở đất Trà Vinh xưa là người Việt, người Hoa, người Pháp và người Khmer.

Đáng tiếc rằng, sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, mộ ông Hàm đã xuống cấp nghiêm trọng.

Khuôn viên khu mộ đã bị lấn chiếm và biến thành nơi đổ rác, nhiều kết cấu đã đổ vỡ, các tác phẩm nghệ thuật bị phá hủy do thời tiết và sự thiếu ý thức của con người…

Vì sao nền âm nhạc truyền thống Việt Nam bị thui chột?

Bản chất của truyền thống âm nhạc Việt Nam rất vững chắc, sinh lực truyền thống rất dồi dào. Giá trị nghệ thuật rất cao. Tại sao lại bị chìm...

Bí ẩn chưa có lời giải của vương quốc Champa

Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một...

Vua ngân hàng Sài Gòn xưa

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, không học hành, bằng cấp, nhưng ông Nguyễn Tấn Đời đã tự thân vươn lên giàu có, nổi tiếng với các biệt...

Nguồn gốc lâu dài của danh xưng ‘Việt’

Như bạn đọc đã tìm hiểu trong nhiều bài viết trước được chúng tôi thực hiện [1], thì biểu tượng Việt ban đầu là hình tượng chiếc rìu, xuất phát...

Vì sao quý tộc Nam Kỳ hay đắp núm mả hình trâu nằm?

Núm mộ hình Ngưu miên tức là trâu ngủ.Trong phong thuỷ đất huyệt ngưu miên nghĩa là đất trâu ngủ, là nơi đất làm mồ mả rất tốt. Ông bà...

Sở thú Sài Gòn đang bị lãng quên

Dù là người Sài Gòn hay dân tứ xứ đến đây sinh sống thì chắc hẳn ai cũng nghe nói đến Thảo Cầm Viên. Thế nhưng, đã bao lâu rồi...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

Nha Trang cái nhìn hoài cổ

Có những thành phố, khi nhắc đến tên, người ta nghĩ ngay đến nét đặc biệt của nó. Ví dụ, khi nói tới Sài Gòn, ta nghĩ ngay đến hoặc...

Dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín

Ngày nay dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam tuổi trung niên trở lên ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của...

Sài Gòn ân tình

Sài Gòn, vào đầu thập niên 70, lứa thiếu niên "choai choai" chúng tôi rất mê các "thần tượng" điện ảnh Mỹ, Pháp, Tàu.. có thể kể vanh vách tên tuổi các tài tử...

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Exit mobile version