Rác thải, máu động vật, tảo hay nấm đều được Dezeen xếp vào top 10 những vật liệu kỳ lạ có ích với con người năm 2017.

Một danh sách gồm 10 loại chất liệu được trợ lý biên tập Gunseli Yalcinkaya của Dezeen tổng hợp, bao gồm những cái tên mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó có thể phục vụ cho con người.

Nấm

10 nguyên vật liệu bất thường nhưng vẫn có ích với cuộc sống con người

 
Năm 2017 là một năm miệt mài tìm tòi cũng như phát minh ra đặc tính cấu trúc của vật liệu thân thiện môi trường. Và các nhà thiết kế người Anh phát hiện loại vật liệu bất thường nhất chính là nấm. Nấm có thể thiết kế thành những chiếc bàn hay ghế. Hiện nay có rất nhiều đồ nội thất sử dụng nấm làm vật liệu chính, những vi sinh dạng sợi (sợi nấm) sẽ được dùng để tạo ra các tấm độn, chân bàn, ghế khá chắc chắn và thân thiện với môi trường. Thậm chí người dùng có cảm giác thư thái như sử dụng các món đồ bằng nhung, lụa, hay da thuộc.
Nhà sản xuất đồ gỗ người Anh Sebastian Cox cũng bắt đầu chú ý đến vật liệu này. Ông đã hé lộ bộ sưu tập những chiếc đèn da lộn làm từ nấm mà mình sáng tạo cùng với nhà nghiên cứu Ninela Ivanova.

Rác thải đại dương

 
Rác thải nhựa ngày càng nhiều trên biển trong vài năm trở lại đây nhưng các nhà nghiên cứu chưa tìm được giải pháp thích hợp để xử lý chính. Và năm 2017 thực sự là một năm bùng nổ của giải pháp tái chế, tái sử dụng những thứ tưởng như bị con người vứt xó. Một trong những thiết kế đến từ chất liệu rác thải đại dương ấn tượng nhất thuộc về Adidas và đồ nội thất bằng ”đá mài biển” của Brodie Neill.
Với 95% phần thân giày Primeknit được làm từ những mẫu nhựa trôi nổi trên biển, trong năm 2017 Adidas đã cho ra mắt không chỉ 1 mà đến 3 dòng: Ultra Boost, Ultra Boost Uncaged và Ultra Boost X. Tất cả các mẫu giày này đều thuộc bộ sưu tập Ultra Boost x Parley, hợp tác sản xuất cùng tổ chức bảo vệ biển Parley.

Nước thải

 
Các cơ quan quản lý nước Hà Lan đã phát triển một phương pháp biến đổi nước thải thành chất dẻo sinh học. Chúng có tính chất giống với nhựa nhưng kết cấu biodegrade lại tương tự như gỗ.
Nhà thiết kế Nienke Hoogvliet của Delft đã tận dụng kỹ thuật này để thiết kế bình đựng tro cốt thân thiện môi trường. Vì theo các nghiên cứu của cơ quan quản lý nước Hà Lan, chất dẻo sinh học do nước thải tạo ra có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm đất và nước ngầm khi chôn cất.

Chất liệu Jesmonite

Khay và lọ cắm bút được làm tự vật liệu Jesmonite của nhà thiết kế Phil Cuttance

Chất liệu này được đặt tên vào năm 2017 tại Hội chợ Thiết Kế London (London Design Fair 2017). Jesmonite làm bằng cách kết hợp thạch cao với xi măng bằng nhựa có nguồn gốc từ nước.
Trong năm qua vật liệu này trở nên phổ biến hơn và được nhiều nhà thiết kế sử dụng. Nhà thiết kế Phil Cuttance đã dùng Jesmonite để tạo ra khay đựng đồ, bình hoa, lọ đựng bút, hay nhà thiết kế Zuza Mengham kết hợp Jesmonite với địa y để tạo ra các tác phẩm điêu khắc góc cạnh độc đáo.

 
Nếu như những năm trước người ta trầm trồ với phát minh thiết kế chén, dĩa ép lá cây tươi thân thiện môi trường thì năm nay, nhà thiết kế người Slovakia Šimon Kern chọn lá cây khô làm vật liệu nội thất. Ông kết hợp các sản phẩm chất thải tự nhiên với nhựa sinh học từ dầu ăn còn sót lại sau khi nấu, tạo ra một chiếc ghế hết mực thân thiện với môi trường.

Cỏ biển

Một thay thế cho khay đựng thực phẩm bằng nhựa và thân thiện với môi trường là cỏ biển. Sinh viên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia Felix Pöttinger đã chế tạo những cái khay bằng cách kết dính cỏ biển khô với một chiết xuất từ xenlulô trong lá cây.

 

Bao tử bò

 
Billie van Katwijk vừa tốt nghiệp trường Design Academy Eindhoven đã xuất sắc tìm ra nguyên liệu thay thế da bò chính là… bao tử bò. Billie đã sử dụng bao tử bò để làm phụ kiện, túi xách, áo khoác…

Máu động vật

Basse Stittgen – một nhà thiết kế cũng tốt nghiệp trường Design Academy Eindhoven đã sử dụng máu của động vật tại các trang trại giết mổ để tạo nên một bộ sưu tập đồ vật nhỏ, từ hộp đồ trang sức đến chén đựng trứng. Basse thấy rằng người ta bỏ hàng tỉ lít máu động vật sau chế biến mỗi ngày, vì vậy anh muốn thử tìm hiểu xem chúng có thể trở thành vật liệu giúp ích cho con người được hay không. Bên cạnh suy nghĩ đó, Basse cũng muốn thông qua các sản phẩm từ máu động vật gửi đến thông điệp “máu có thể là vật liệu, mang rất nhiều ý nghĩa, nó có thể là cuộc sống, cái chết nhưng không có tư duy vật chất đối với máu.”
Nhà thiết kế đã làm khô máu và tạo ra một loại bột – theo quá trình thường được sử dụng trong sản xuất bánh pudding đen. Bột này sau đó có thể được làm nóng và nén lại, tính chất keo của protein albumin giúp nó hoạt động như một tác nhân liên kết để tạo ra hình dáng các vật dụng.

Tảo

Tương tự như vậy, các nhà thiết kế người Hà Lan, Eric Klarenbeek và Maartje Dros đã phát triển một chất dẻo sinh học được làm từ tảo và sử dụng nó để tạo ra bình chứa. Hai người tin rằng chất dẻo làm từ tảo có thể thay thế hoàn toàn chất dẻo tổng hợp.
Tảo được xem là một loại cây trồng có tiềm năng bền vững trong tương lai. Phòng nghiên cứu Space10 của IKEA cũng vừa dựng lên một cái mái vòm bằng tảo trưng bày cho sự kiện năm 2017.

Sợi cacbon

Được biết đến với tính chất nhẹ và bền, sợi carbon thường được sử dụng trong sản xuất ô tô và xe đạp, chẳng hạn như chiếc xe đạp Hummingbird mới ra mắt. Trong năm vừa rồi, sợi carbon được sử dụng để tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn. Nó trở thành vật liệu chính cho cánh cửa lớn tại một cửa hàng Apple ở Dubai hay chiếc ghế siêu nhẹ của nhà thiết kế Thomas Missére.

Nhựa cây và mùn cưa

 
Để khám phá khả năng thay thế của vật liệu phế thải, nhà thiết kế người Hàn Quốc Oh Geon đã tạo ra chiếc ghế này từ hỗn hợp vỏ óc chó và sồi dừa còn sót lại.

Nguồn bài: D.Z