Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Michiko với một thuở diễm xưa

Lời người dịch: Michiko là tên một phụ nữ người nước ngoài nhưng có lẽ đã không còn là xa lạ với chúng ta, cùng với những tên tuổi khác như Khánh Ly, Hồng Nhung, Trĩnh Vĩnh Trinh thường được nhắc nhở khi nói về nhạc Trịnh Công Sơn.

Năm 2008 Michiko đã từ Việt Nam trở về Nhật giảng dạy tại đại học Mie , đồng thời điều hành một tổ chức phi chính phủ giúp trẻ em đường phố tới thành phố HCM.

Sau đây là một bài báo mới viết gần đây của Michiko trên báo Asahi (ngày 31 tháng 8 năm 2013) nhắc lại quãng thời gian sống tại Việt Nam mà Michiko gọi là utsukushii mukashi, một thời đẹp đẽ xa xưa, cũng là tựa đề bài hát Diễm Xưa đã được dịch sang tiếng Nhật.

Michiko Yoshii thời trẻ.

Michiko Yoshii thời trẻ.

Michiko Yoshii bên tượng khắc chân dung Trịnh Công Sơn.

Việt Nam những năm 80 và 90 – Một thời “Diễm Xưa” không cần có điện 

Tranh luận sôi nổi trong cuộc vận động bầu cử thượng viện tại Nhật trong tháng trước (tháng 7 năm 2013), với những ý kiến tán thành hay phản đối, đã xoay quanh vấn đề có nên cho các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại hay không, cũng như về vấn đề xuất khẩu ra nước ngoài các nhà máy điện này, đã khiến tôi tự hỏi “điện lực hay kinh tế quan trọng đến thế sao”, và nhớ lại quãng thời gian đã sống ở Việt Nam trước đây.

Đó là vào khoảng nửa sau của thập niên 80, khi Việt Nam mới bắt đầu hô hào xúc tiến Đổi Mới để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Khi đó tôi đang theo học khoa tiếng Việt của trường đại học Paris. Tôi đã nhiều lần đến tá túc ở nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần một hay hai tháng, nhằm thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn thạc sĩ. Nhạc sĩ đã cho phép tôi được khai thác kho tư liệu quý giá có cả những bản nhạc chưa hề công bố, đĩa hát thu âm tại Nhật, hay băng thu buổi trình diễn nhạc phản chiến tại đại học Sài gòn.

Thời bấy giờ ở thành phố HCM chỉ thỉnh thoảng mới có điện. Mọi người thức dậy từ sáng sớm làm việc khi trời còn mát, đi chợ từ sáng tinh mơ để mua thức ăn cho cả ngày. Trưa nằm dài đánh một giấc trên chiếc võng đung đưa theo gió. Chiều xuống, các bạn của người nghệ sĩ họp mặt cùng nhau ca hát theo tiếng đàn guitar hay piano trong bóng chiều mờ tối. Không có tủ lạnh, tivi cũng không. Quần áo giặt tay, nấu bằng bếp than, tắm gội nước lạnh. Điện chỉ dùng để thắp sáng.
Sang những năm 90, tôi đã học xong bậc cao học, nay trở thành nhân viên thường trú của một công ty Nhật, và sống luôn tại thành phố HCM. Rồi lập gia đình, sinh con và nuôi con ở đấy. Thành phố tràn ngập toàn xe máy. Điện thì không phải lúc nào cũng có. Đến cuối mùa nắng, nguồn nước dùng cho nhà máy phát điện cũng cạn kiệt. Hay bị mất điện – mà không phải là theo kế hoạch tạm ngưng dùng điện đâu (chú của người dịch: kế hoạch của các thành phố Nhật sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima)- có khi chỉ năm phút sau lại có điện trở lại, mà cũng có khi bị mất điện suốt cả ba ngày trời.

Tôi thường để sẵn nến trong các phòng. Máy điều hòa hay quạt máy cũng ngừng chạy thì mở toang cửa, chăng màn mà ngủ. Buổi tối cả nhà đang sum họp quây quần hay trẻ con đang làm bài, mà bỗng mất điện thì đành đi ngủ vậy. Những lúc như thế, kể chuyện cổ tích Nhật Bản cho con nghe cũng hay, hay hỏi con chuyện ở nhà trẻ cũng tốt. Vì đã biết trước rằng không phải là lúc nào cũng có điện, nên tôi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cả rồi.

Gia đình nhỏ luôn tràn ngập niềm vui – ảnh nhân vật cung cấp (Hùng Luân)

Từ năm 2008 tôi trở về sống ở Nhật. Ở đây hễ không có điện thì không dùng được cả các máy móc chạy bằng khí đốt, cũng không gọi điện thoại được. Thế rồi tai nạn nhà máy điện hạt nhân xảy ra và dân chúng được yêu cầu phải tiết kiệm điện. Tôi đang viết những dòng này trong phòng nghiên cứu đã tắt đèn, buông màn cửa sổ và không bật máy điều hòa. Tuy là cũng có nóng đấy, nhưng vì đã từng sống ở Việt Nam nên tôi không cảm thấy khổ sở gì cho lắm.

Nhật Bản hiện đang xúc tiến xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sang Việt Nam. Làm như thế, không biết có phải là định đem xuất khẩu cả nếp sống lệ thuộc vào điện, cho những người đã biết cách không phải dựa vào điện mà vẫn sống được, hay không ?

Diễm Xưa, bài hát tiêu biểu củaTrịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã qua đời vào năm 2001- là một bản tình ca viết vào đầu thập niên 60 của ông. Sau đó ông đã viết các bài ca phản chiến kêu gọi người Việt Nam chấm dứt cuộc chiến tương tàn, ca ngợi tình người, viết cả bài ca về Hiroshima.

Nếu chứng kiến cảnh 150.000 người phải rời bỏ Fukushima để đi lánh nạn, không biết Trịnh Công Sơn sẽ viết một bài hát như thế nào nhỉ ? Tôi đã nghĩ thế, trong những đêm hạ nồng.

Yoshii Michiko, giáo sư đại học Mie Nhật Bản

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động...

Hãy sống đơn giản

Có bao người mải mê với vòng quay cơm áo gạo tiền thường nhật mà quên đi những niềm hạnh phúc bình dị đời thường. Có bao người mải mê...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

“Thương” và “hận” trong nỗi niềm của danh ca Chế Linh

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác rất nhiều ca khúc phổ thông đại chúng nổi tiếng...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Sài Gòn thuở phải cõng xe lửa qua sông

Ngày đó, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Vì thế, tới bờ sông, xe lửa dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội hùng hậu của nhà Thanh ra sao?

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có...

Nếu chỉ còn một ngày để sống

Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Exit mobile version