Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

3 kiểu gia đình khó giáo dục con thành người tài đức

Có câu nói rất hay rằng trên thân của mỗi người con vĩ đại đều có thể nhìn thấy bóng dáng của cha mẹ. Nhìn vào hành vi của con cái cũng có thể tìm được nguyên nhân từ các bậc sinh thành. Con cái lớn lên trở thành người như thế nào, một phần rất lớn được quyết định bởi hoàn cảnh gia đình mà chúng sinh sống. Gia tài bạc triệu cũng không thể sánh bằng gia phong tốt đẹp, các đời chăm chỉ cố gắng. Ngôi nhà lộng lẫy nguy nga cũng không thể sánh bằng người thân hòa thuận, các thành viên khiêm tốn đức độ. Đây vừa là hình mẫu gia đình mà người xưa hướng đến, cũng là môi trường tốt nhất để giáo dục con cái.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Nếu một gia đình phạm phải ba điều đại kỵ dưới đây thì rất khó giáo dưỡng con cái thành những người hiểu chuyện, có đức hạnh, biết đối nhân xử thế trong xã hội.

1. Gia phong bất chính, nuông chiều con quá mức

Gia phong được hiểu là nền nếp riêng của một gia đình. Nó thể hiện ra bên ngoài chính là cách đối nhân xử thế của các thành viên, từ đó tạo nên diện mạo, hình tượng của một gia đình. Nếu một gia đình có gia phong không tốt thì cũng đồng nghĩa với việc các thành viên trong gia đình có chỗ khuyết thiếu trong cách đối nhân xử thế, thiếu hụt trong phẩm đức và xuất hiện sự lệch lạc trong tính cách.

Gia phong ảnh hưởng rất lớn đối với sự nuôi dưỡng giáo dục con cái trong quá trình chúng trưởng thành. Con trẻ giống như một tờ giấy trắng, gia phong chính là thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm có màu sắc như thế nào thì sự phát triển của trẻ trong tương lai cũng mang màu sắc như vậy. Một khi gia phong bất chính thì gia đình sẽ rơi vào đình trệ, thậm chí cả gia tộc có thể đi đến vực thẳm.

Tương tự như vậy, chiều chuộng con cái quá mức sẽ giống như bẻ gãy đôi cánh bay lượn của con. Cha mẹ yêu thương con cái là lẽ đương nhiên nhưng quá nuông chiều sẽ không chỉ khiến con cái xuất hiện vấn đề lệch lạc ở tính cách mà còn khiến khả năng sinh tồn độc lập của trẻ bị mai một dần.

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên nói: “Không trải qua cực khổ thì không thể thành tài”. Rất nhiều thánh nhân, danh nhân thời xưa đều có chung quan điểm rằng cách giáo dục tốt nhất là để con tự thể nghiệm những điều không dễ dàng trong cuộc sống, phải để con chịu khổ, để chúng được ma luyện trong khổ ải, không nên trải sẵn cho con những điều kiện hơn người, có vậy con mới vững vàng trong tương lai.

Không ai có thể sống cả đời suôn sẻ, cha mẹ cũng không thể mãi mãi che chở cho con cái. Cho nên cha mẹ không nên chỉ nhìn trước mắt mà nên nhìn đến tương lai lâu dài của trẻ. Một gia đình bất luận là giàu có đến đâu đi nữa thì tài phú quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con vĩnh viễn là đạo làm người mà không phải tài sản.

2. Người thân bất hòa, bất hiếu với bề trên

Nếu một gia đình xuất hiện sự bất hòa giữa các thành viên thì kết cấu của gia đình ấy đã bắt đầu không còn vững chắc. Đặc biệt nếu vợ chồng bất hòa, hàng ngày khắc khẩu thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất lớn. Điều này chắc chắn là một sự thương tổn có tính phá hủy đối với con cái, nhất là con cái chưa đến tuổi trưởng thành thì sự thương tổn ấy không thể dự đoán được. Bởi vậy, các thành viên trong gia đình phải bao dung, nhẫn nhịn để giữ được hòa khí trong gia đình.

Học giả triều Thanh, Tiền Vịnh từng nói rằng: “Trị gia lấy hai chữ bình hòa làm chủ”. Trong sách “Lễ Ký” cũng viết rằng một gia đình mà cha con tin tưởng lẫn nhau, anh em đoàn kết đồng lòng, vợ chồng hòa thuận vui vẻ, tương trợ nhau lúc khó khăn thì gia nghiệp có thể thịnh vượng phát đạt, cuộc sống gia đình cũng hạnh phúc mỹ mãn. Điều này cho thấy tầm quan trọng lớn lao của sự hòa thuận trong gia đình.

Cha mẹ là tấm gương của con cái, mỗi một cử chỉ lời nói của cha mẹ đều ở trong mắt của trẻ. Cổ ngữ nói: “Trồng đậu được đậu”, người bề trên gieo trồng loại hạt gì thì sẽ thu hoạch được loại quả ấy. Cho nên, nếu trong gia đình, cha mẹ bất hiếu với người bề trên, không có tôn ti trật tự thì sẽ rất khó để dưỡng thành những người con hiếu thuận, biết kính trên nhường dưới. Bởi vậy, hiếu kính với cha mẹ chính là làm gương cho con cái, cũng là cấp cho chính mình sự hiếu thuận.

3. Gia đức bất tu, thường đi đường tắt

Căn bản nhất của giáo dục gia đình chính là giáo dục phẩm hạnh. Sự hòa thuận của một gia đình căn bản cũng đến từ sự tu dưỡng của các thành viên. Trong một gia đình nếu như người bề trên là những người luôn ham chiếm lợi ích của người khác, làm gì cũng luôn tính kế để đạt được lợi cho mình, thậm chí là làm trái lương tâm để chiếm được tiền của thì con cái cũng sẽ không có ranh giới đạo đức.

Có câu: “Quân tử quý trọng của cải, nhưng lấy phải theo đạo”. Trên đời này rất nhiều người ham tư lợi nhưng lại không biết đạo lý “được thì phải mất”, “đức không xứng vị tất có tai ương”. Nếu trong gia đình, người bề trên không nguyện ý bỏ công bỏ sức mà chỉ tính kế dùng đường ngang ngõ tắt để đạt được thứ gì đó, thì con cái tự nhiên sẽ làm gì cũng không đến nơi đến chốn. Một khi con cái đã dưỡng thành loại thói quen “không làm mà đòi hưởng” thì sẽ tai hại vô cùng. Thậm chí chính cha mẹ lại là những người trước tiên lãnh phải hậu quả của loại thói quen này.

Đường đời của con trẻ cần cha mẹ chỉ dẫn soi sáng. Thông minh tài trí đương nhiên là quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là gia đình cần giáo dục con đạo lý làm người đúng đắn. Bởi vì đạo đức thường thường có thể bù đắp được sự thiếu hụt của trí tuệ, nhưng trí tuệ thì vĩnh viễn không thể bù đắp được sự thiếu hụt đạo đức.

An Hòa

Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được...

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Hơn 100 năm trước, Nam kỳ đã có trại cách ly tập trung phòng dịch bệnh

Tại Nam kỳ, ngay ở hạt Gia Định là nơi mà dịch bệnh đậu mùa hoành hành và số liệu thống kê cho biết tỷ lệ tử vong lên tới...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Từ sự tham gia của nhân dân Vũ Ninh vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thực hào kiệt, thực anh hùng  Chúng tôi chỉ khoanh lại – những định đề- trong một vùng đất nhỏ hẹp, mà ở đấy có những dải đồi lô xô...

Tại sao tôi “mê” Ngọc Lan

Có nhiều người bạn của tôi tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi mê giọng hát Ngọc Lan. Sự thực chính tôi cũng ngạc nhiên về tôi vậy. Tôi có...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 4 – Mua sắm máy bay

Thấm thoát đã tới ngày trọn đại. Bà con ở xa miệt Giá Rai, Cà Mau tới trước một ngày. Người nào thân thích ở trong các dãy nhà ngang...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Exit mobile version