Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều cần lưu ý khi uống nước cam để không “rước bệnh vào thân”

Nước cam rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, uống nước cam cũng cần phải khoa học, hợp lý, nếu không sẽ “rước bệnh” vào cơ thể.

Trong Đông y, quả cam vị ngọt, chua, tính mát. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Theo Y học hiện đại, trong nước cam có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B9 (acid folic) rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh, phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Thế nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) chia sẻ trên báo Tiền Phong, dù nước cam ngon và tốt nhưng nếu mọi người không biết dùng nước cam đúng cách thì sẽ không tận dụng trọn vẹn tất cả dinh dưỡng của nó. Đặc biệt, nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi, chưa thấy bổ dưỡng đâu đã mang bệnh thêm vào người. Cụ thể:

– Không uống nước cam khi đang đói, vì nước cam nhiều axit sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

– Không nên uống nước cam khi vừa uống sữa xong vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Ảnh minh hoạ (nguồn: Báo Sức Khoẻ Cộng Đồng).

– Không uống nước cam sau khi đánh răng: Axit trong cam bám lên bề mặt men răng, kết hợp với độ chà xát của bàn chải dễ khiến men răng tổn thương.

– Không uống nước cam buổi tối: Nước cam có tác dụng lợi tiểu, uống buổi tối dễ dẫn đến việc tiểu đêm. Ngoài ra, buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tốn năng lượng, nếu uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng, tích tụ nước và chất béo ở bụng.

Một số lưu ý khác khi uống nước cam, bạn nên tham khảo để không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé:

– Không uống nước cam khi uống kháng sinh: Dù có khả năng tăng cường chất đề kháng cho cơ thể, nhưng uống nước cam khi đang dùng kháng sinh sẽ khiến lượng axit trong cam làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy: Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm.

Bên cạnh đó, nước cam có tác dụng nhuận tràng, nếu bị tiêu chảy, bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một.

Uống nước cam liên tục sẽ không tốt cho răng: Theo tiến sĩ Yanfeng Ren, phó giáo sư tại Viện sức khỏe răng miệng Rochester Eastman, cho thấy nước cam làm giảm độ cứng của răng đến 84%.

Không dùng cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – axit thioxianic.

Nếu bạn uống nước cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy, axit ferulic. Hai loại chất axit này có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ gây ra bướu cổ.

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P10, 11, 12)

CHƯƠNG X. NẾP PHONG TỤC THUẦN PHÁC CỔ XƯA Trong những làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm, chúng ta đã quan sát người Việt cổ qua cách ăn...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng qua lời kể của Lê Dinh

Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Những Bát Phở Việt Nam

Trận tuyết đầu mùa đã đến sớm và tan trước ngày Lễ Giáng Sinh trên vùng Tây Bắc. Năm nào cũng thế, anh chỉ mong tuyết rơi thật nhiều đúng...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Tản mạn về cà phê Sài Gòn xưa

Còn một chiêu nữa là họ múc và cân cà phê trước mặt người mua nhưng đem vô máy xay ở phía trong khuất tầm mắt thì có trời mới...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người...

Vô vi là gì? triết lý Vô vi?

Vô vi là gì? Từ "vô vi" có nguồn gốc từ tư tưởng của Lão Tử - một nhân vật quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc. Về...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Vị quan Cần – Cán – Công – Liêm được Vua – Dân tín nhiệm ái mộ

Cụ Đỗ Thúc Tĩnh, quê xã La Châu, tổng Phước Tường Thượng, huyện Hòa Vang , tỉnh Quảng Nam (nay là thôn La Châu , xã Hòa Khương , huyện...

Exit mobile version