Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao ta lại thường được tiêm vắc-xin vào bắp tay?

Chắc hẳn phải có lý do nào đó, và chắc hẳn tiêm chỗ khác cũng được chứ nhỉ?

Đa số chúng ta có một vết sẹo trên cánh tay, là bằng chứng không thể chối cãi về quá khứ “đã từng trải qua đau khổ”, ấy là vết sẹo để lại do mũi kim tiêm vắc-xin. Nhưng tại sao vết sẹo này lại nằm trên tay nhỉ? Chẳng nhẽ bác sĩ không thể tiêm nơi khác? Theo lời Phó Giáo sư Elizabeth Richards hiện đang công tác tại Đại học Purdue, đây là lời lý giải khoa học đằng sau việc này.

Điều đầu tiên cần lưu ý, hầu hết, chứ không phải tất cả, các vắc-xin được tiêm vào cơ bắp. Kỹ thuật này có tên chuyên ngành là “tiêm bắp – intramuscular injection”. Một số vắc-xin được đưa vào cơ thể qua đường uống, một số khác lại được tiêm dưới da.

Vậy tại sao đa số vắc-xin được tiêm vào bắp? Cụ thể, tại sao lại vào vị trí cơ delta?

Tại sao ta lại thường được tiêm vắc-xin vào bắp tay? - Ảnh 3.

Cơ bắp có tế bào miễn dịch

Cơ là địa điểm nhận vắc-xin lý tưởng, bởi lẽ các mô cơ chứa những tế bào miễn dịch quan trọng. Chúng có khả năng nhận ra các antigen, những mảnh của virus/vi khuẩn có trong vắc-xin, vốn có thể kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Với vắc-xin COVID-19 đã và đang được tiêm toàn cầu, cơ thể con người không được nhận antigen mà là một “bản hướng dẫn” sản xuất antigen. Những tế bào miễn dịch trong mô cơ sẽ nhận những antigen này, đưa chúng vào hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là một trong những bộ phận đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng sở hữu một lượng lớn tế bào miễn dịch mang khả năng nhận dạng angiten trong vắc-xin và khởi động quá trình tạo kháng thể. Bởi lẽ con người sở hữu một cụm hạch bạch huyết nằm ngay dưới nách, gần khu vực cơ delta, nên tín hiệu sẽ không mất thời gian chạy khắp cơ thể để khởi động chu trình miễn dịch.

Tại sao ta lại thường được tiêm vắc-xin vào bắp tay? - Ảnh 2.

Cơ bắp sẽ giúp khoanh vùng hoạt động “phát thuốc”

Mơ cơ sẽ giữ cho phản ứng với vắc-xin nằm gọn trong một khu vực, khi mà việc tiêm vắc-xin vào bó cơ delta sẽ khiến vùng được tiêm sưng hoặc nhức mỏi. Một số loại vắc-xin được tiêm vào mô mỡ sẽ khiến vùng được tiêm sưng tấy, bởi lẽ mô mỡ ít được tiếp máu và làm việc hấp thụ thành tố vắc-xin khó khăn hơn vài lần. Một số vắc-xin kèm tá dược cần phải được tiêm vào mô cơ để tránh hiện tượng sưng tấy, bởi lẽ tá dược có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.

Kích cỡ cơ cũng ảnh hưởng tới việc cơ thể nhận vắc-xin. Người lớn và trẻ trên ba tuổi nhận vắc-xin qua bắp tay, trong khi đó trẻ nhỏ hơn sẽ được tiêm vắc-xin ở giữa đùi, bởi lẽ cơ tay của trẻ vẫn chưa đủ phát triển để nhận thuốc. Ngoài lý do trên, việc người lớn cởi quần chỉ để nhận vắc-xin cũng sẽ khiến quá trình tiêm thêm … phức tạp.

Đa số chúng ta đã được tiêm phòng đầy đủ nhiều tháng sau khi lọt lòng, đã quên mất cảm giác được tiêm thuốc dù vết sẹo vẫn còn hiện hữu trên bắp tay. Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ là cơ hội để bạn sống lại những giây phút tuổi thơ của nước mắt và “kiến cắn”.

Có lẽ, khi may mắn được nhận vắc-xin COVID-19, bạn sẽ không còn được dỗ dành ngon ngọt như khi còn bé đâu. Nhưng ít ra, bây giờ bạn đã hiểu tại sao bác sĩ lại quyết định tiêm thuốc vào bắp tay như vậy.

Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

Từ lâu nay đa số thiên hạ đều nghĩ rằng danh từ “tài tử” là của chiếu bóng, là người đóng phim của nghệ thuật điện ảnh, chứ ít ai...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 1)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Trương Vĩnh Ký – Người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Điện ảnh đã đến với Việt Nam như thế nào?

Chỉ ít lâu sau buổi chiếu khai sinh ra điện ảnh thế giới do anh em Lumìere tổ chức ngày 28/12/1895 tại quán Grand Café ở Paris, điện ảnh đã...

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc...

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Mùa xuân, suy ngẫm về ‘Phúc, Lộc, Thọ’

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người ước nguyện cho nhau luôn được “Phúc, Lộc, Thọ”. Người nào được toại nguyện cả ba điều ước và mong muốn ấy...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Exit mobile version