Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trầm cảm cười – bệnh lý hay thói quen?

Bạn có biết rằng rất nhiều người đang dùng nụ cười để che giấu nỗi buồn bên trong? Mặc dù trầm cảm không có khuôn mặt, nhưng vẫn có một vài dấu hiệu giúp bạn nhận ra và biết đâu, có thể giúp đỡ người thân của mình sớm hơn.

Chứng “trầm cảm cười” là gì?

Nếu bạn tìm kiếm hashtag #faceofdepression trên các mạng xã hội, bạn sẽ thấy hàng trăm bức ảnh có những người đang mỉm cười hạnh phúc. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trên thực tế, họ đang bị trầm cảm.

Một nụ cười chán nản chứng tỏ chúng ta đang cố tỏ ra vui vẻ trong khi đau khổ vẫn hằn sâu bên trong tâm hồn. Những người mắc chứng trầm cảm cười thường có cuộc sống xã hội năng động, họ có gia đình, bạn bè và công việc. Họ trông có vẻ rất thành công và khá hạnh phúc nhưng bạn không bao giờ biết những gì đang ẩn giấu đằng sau lớp mặt nạ đẹp đẽ này. Đôi khi chính bản thân họ cũng không biết mình đang có vấn đề, vì vậy họ không tìm kiếm sự hỗ trợ hay giúp đỡ nào.

Ảnh: Unsplash

Phần tồi tệ nhất của hội chứng này là dường như có một mối liên hệ giữa nụ cười trầm cảm và ý nghĩ tự tử. Họ có vẻ rất năng động và nhiệt tình trên bề mặt nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, họ có thể cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Sau khi giọng ca chính của Linkin Park – Chester Bennington tự kết liễu đời mình, cô vợ Talinda đã chia sẻ một bức ảnh của anh chỉ vài ngày trước khi anh tự sát: Chester đang mỉm cười vui vẻ với gia đình, không ai biết những suy nghĩ tiêu cực đang chạy qua đầu anh lúc đó.

Mặc dù nụ cười trầm cảm đang ẩn sau một mặt nạ hạnh phúc nhưng vẫn có nhiều cách để bạn có thể nhận ra căn bệnh nguy hiểm này ở người thân hoặc chính bạn. Các dấu hiệu của chứng “trầm cảm cười” thường gặp nhất bao gồm:

– Giảm hứng thú với sở thích và hoạt động mà người đó từng yêu thích.

– Thay đổi cân nặng và khẩu vị.

– Mệt mỏi và mất tập trung.

– Mất ngủ.

– Suy nghĩ về các tình huống tiêu cực lặp đi lặp lại.

– Hạnh phúc một cách gượng gạo và không tự nhiên.

Ảnh: unsplash

chúng ta nên làm gì để giúp đỡ những người mắc chứng bệnh này?

1. Giúp họ nhận ra họ có vấn đề

Nhiều người không muốn thừa nhận rằng mình đang bị trầm cảm vì họ không muốn tỏ ra yếu đuối. Hãy cho họ biết bạn luôn yêu thương và ủng hộ họ bất kể điều gì xảy ra.

2. Hãy là một người lắng nghe tốt

Điều này có nghĩa là bạn nên chủ động lắng nghe người bạn muốn giúp đỡ để họ cảm thấy bạn đang thấu hiểu những gì họ nói. Đừng chỉ nói rằng “Mọi thứ sẽ ổn thôi” mà hãy cùng nhau suy nghĩ về những cách có thể thực hiện để đối phó với tình huống khó khăn và đề nghị giúp đỡ người ấy nếu bạn cảm thấy mình có thể làm gì đó.

Ảnh: unplash

3. Giúp họ tăng cường lòng tự tin

Một số chuyên gia cho rằng lòng tự tin của chúng ta là hệ thống miễn dịch cảm xúc, và khi nó bị phá vỡ, chúng ta bắt đầu cảm thấy thấp thỏm và chán nản. Hãy tìm cho người thân của bạn một hoạt động hoặc dự án có ý nghĩa để giúp họ cảm thấy hăng hái và nhiệt huyết trở lại.

4. Quan tâm nhiều hơn đến những người bạn yêu thương

Một hoặc hai tin nhắn mỗi tuần mà chúng ta gửi cho nhau dường như là đủ trong nhịp sống hiện đại ngày nay, nhưng đối với những người bị “trầm cảm cười” thì không. Bạn nên gọi cho họ bất cứ khi nào bạn nghĩ về họ, hỏi thăm xem họ đang làm gì. Tuy nhiên, đừng yên tâm một cách nhanh chóng mà hãy thường xuyên quan tâm họ và đảm bảo bạn không bỏ qua bất kỳ triệu chứng đáng báo động nào ở trên.

Ảnh: unsplash

5. Giúp họ hành động như một người hạnh phúc

Hãy cố gắng khuyến khích người đang bị “trầm cảm cười” làm tất cả những việc mà một người khỏe mạnh sẽ làm. Bạn có thể cùng họ đi mua sắm, đi xem phim hoặc chạy bộ trong công viên mỗi sáng. Hoạt động thể chất ảnh hưởng đến cảm xúc, vì thế mà hành động như một người hạnh phúc có thể giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn.

6. Đề nghị họ tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh hơn và bắt đầu tập thể dục

Những người bị trầm cảm có thể cảm thấy khó khăn khi đến phòng tập, nhưng tập thể dục tại nhà có thể tốt cho họ. Các chuyên gia tin rằng một số loại trầm cảm là do thiếu một số yếu tố quan trọng trong cơ thể chúng ta (ví dụ như serotonin hoặc vitamin D) và sự thiếu hụt này thường có thể được khắc phục với sự trợ giúp của chế độ ăn uống  cũng như vận động lành mạnh.

7. Đề nghị thử trị liệu và điều trị y tế

Rất khó để chúng ta tự mình phá vỡ chu kỳ trầm cảm. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn bè hoặc người thân của bạn vượt qua căn bệnh tâm lý này nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hãy để người thân của bạn hiểu rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp không có gì là sai và cũng không làm cho họ trở nên yếu đuối, đáng thương.

Ảnh: unsplash

Nhóm thực hiện
Lược dịch: Thu Trang

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Mắm trong văn hóa dân gian

Nước mắm là một loại thức ăn, có lúc làm gia vị của người Việt, trên mâm cơm không thể không có chén nước mắm dùng chung với cơm trắng...

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967

Loạt ảnh đẹp về Sài Gòn năm 1967 của Nguyễn Thành Tài, phóng viên hãng thông tấn UPI trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Cảnh nhộn nhịp tại khu...

Hai chiếc vé về lại một thời hảo ngọt

Một buổi chiều cuối năm, khi mọi việc có vẻ tạm ngớt, chúng tôi hay thèm cái khí quyển của một thị trấn yên yên tĩnh tĩnh. Ở Sài Gòn,...

Trống Đọi Tam – Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Vì sao anh em nhà Tây Sơn “nồi da xáo thịt”?

Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rạn nứt tình...

Chùa Bà Đanh – ngôi chùa ‘vắng tanh’ trứ danh sử sách

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình. Từ bấy lâu...

Cuộc tranh giành quyền lực giữa mẹ con Võ Tắc Thiên

Công chúa nhỏ mới sinh được ít ngày đã qua đời. Hai Thái tử Lý Hoằng, Lý Hiền cũng chết đột ngột. Dân gian và sử sách đều cho rằng...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Thoại Ngọc Hầu

Tức ngài Nguyễn-văn-Thoại (có sách chép là Thụy), ông vốn người huyện Diên-Phước, tỉnh Quảng-Nam, sanh năm 1762, vô Nam-kỳ khi nhỏ, 15 tuổi đã theo phò chúa Nguyễn-Ánh. Nguyễn-văn-Thoại...

Báo chí trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Mấy ngày qua trong một quán ăn ở Little Saigon tôi có dịp gặp vài người bạn từ Việt Nam qua, trong khi trò chuyện, một câu hỏi được nêu...

Exit mobile version