Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự tích chiếc khăn tang

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó.

Mẩu chuyện sau đây nói lên đạo lý và sự tích chiếc khăn tang đó. Kính mời quý vị và các bạn cùng suy nghiệm.

Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình ở xa. Một hôm, cảm thấy nhớ con, bà và con hầu đi thăm các con. Chỉ được vài tháng bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:

─ Sao bà về sớm vậy?

Bà phú hộ đáp:

─ Ông cứ đi một lần cho biết.

Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ cũng sắm sửa hành lý ra đi.

Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở. Con gái ông thì chỉ chuyện trò vài câu rồi bỏ ông ngồi đó. Đến gần trưa, ông thấy đói bụng, định bảo nó dọn cho mình ăn trước, nhưng lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với mình ra sao!” Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Vì chàng rể còn bận nên ông phải đợi tiếp. Đến quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:

─ Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!

Nghe con gái nói thế, ông không được vui. Ở chơi ít ngày, thấy con gái thờ ơ, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác.

Đến nhà đứa thứ hai, ông thấy cũng chẳng khác gì đứa đầu. Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái, nhưng chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:

─ Chúng nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nhiều.

Nghĩ vậy nên ông trở về. Khi về, ông bàn với vợ:

─ Tôi sẽ đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình. Bà nghĩ sao?

Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.

Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi, đến đâu ông cũng rao:

─ Ai mua cha không? Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi…

Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn mỉa mai:

─ Mua lão ấy về để mà hầu ư?

Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng nông phu nghèo, mồ côi từ thuở bé. Nghe có người đi bán mình làm cha, họ chạy ra và nói:

─ Thú thật với ông, chúng tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để chúng tôi đi vay tiền.

Phú ông ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về. Số tiền vay được cộng với tiền sẵn có cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:

─ Xin ông thông cảm. Hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.

Hai ngày sau, người vợ phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền trao cho phú ông. Ông biết nhưng làm lơ, vẫn cứ nhận tiền và ở lại với họ. Từ đó, hai vợ chồng tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ người cha nuôi. Được vài tháng sau, nhà họ đã nghèo lại càng mạt thêm, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho cha. Tuy vậy, họ vẫn một mực hiếu thảo với cha già.

Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề. Ông bảo họ:

─ Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!

Hai vợ chồng nghe thế, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà.

Năm ngày sau, họ đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi. Bà phú hộ từ trong nhà bước ra cổng đón vào. Ông tươi cười bảo vợ:

─ Bà này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!

Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có. Từ đó hai vợ chồng có một cuộc sống sung sướng.

Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, ông gọi vợ đến trối rằng:

─ Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin! Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu, nhưng đứa con dâu thì khỏi cắt tóc, vì nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha.

Nghe tin, năm đứa con gái hối hận lắm, không dám tới trước linh cữu của cha. Thương con, bà buộc lòng phải xé cho mỗi đứa một vuông vải che mặt để chúng đến nhìn mặt cha lần cuối.

Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm: “Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có một mảnh vải che mặt.”

Ca khúc “Tuổi Hồng Thơ Ngây” và tác giả khuyết danh

Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” một thời đã làm xốn xang bao trái tim yêu âm nhạc, đặc biệt là giới học sinh...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Thanh kiếm của vua Gia Long

Dominique Rolland là giảng viên của Trường Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Paris, Pháp) và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Hoa Sen...

Nguồn gốc của món Bò Bía

Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, tui thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Tư dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

Tâm điểm của tư dinh Tổng thống Thiệu là khu vườn nhỏ được bài trí tinh tế với hồ cá và hòn giả sơn, nằm trong không gian tràn ngập...

Sài Gòn – Gia Định và những điều chưa biết

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, đặt ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bên Nghé có rất nhiều...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử...

Ba bài học quý giá từ cây tre

Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm...

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Exit mobile version