Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mối Tình Cũ Và Ca Khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều

Cái thuở đó tôi còn trẻ lắm, mới tuổi 22 bước vào đời, vừa giã từ đời sống quân ngũ trở về với đời sống dân sự. Cho nên rất tự tin vào đời, cũng như rất mơ mộng và yêu đời.

“Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn
Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn
Đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ
Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi.”

Lúc đó tôi cũng đã có một vài mối tình thoáng qua trong cuộc đời, nhưng thật lòng cũng chưa có gì gọi là quá tha thiết sâu đậm hay đáng để tôi phải thức trắng đêm mơ mộng viết tên người yêu. Một ngày kia, cũng nhân một dịp vô tình, tôi có làm quen được với một cô gái đang trọ học ở gần nhà. Nàng đang học năm thứ 3 chuyên ngành sinh học của một trường đại học gần nhà tôi. Rung động thật sự đã đến, cả hai đều rất hợp với nhau từ tính tình, cho đến cách sống, và thường hay chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với nhau. Rất may mắn và đúng thời điểm, cả hai đều mở lòng cho nhau, đến bên nhau. Và thế là :

“… Ngày tim lên tiếng gọi, xui tôi mến một người
Tâm tình chiều nao trên phố nhỏ
Khi về lưu luyến mãi phút hẹn hò.”

Nàng đưa tôi về ra mắt gia đình, tôi cũng dẫn nàng về giới thiệu với cha mẹ. Mẹ nàng có vẻ không đồng ý khi nàng quen tôi nhưng điều đó không quá trở ngại. Hai đứa tôi lúc đó tự hứa với nhau sẽ cố gắng để làm đẹp lòng gia đình hai bên.

Tôi còn nhớ rất rõ, tôi với nàng yêu nhau độ 1 năm 6 tháng. Thời gian đó, ngoài việc học của nàng và công việc của tôi, thời gian rãnh rỗi tôi và nàng thường rong ruổi đi chơi, xem ciné, đi ăn, đi cà phê, … tưởng chừng như chẳng có điều gì có thể tách chúng tôi ra được.

Nhưng … người tính không bằng trời tính, những trở ngại xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, những vụn vặt của đời sống, cũng như những điều khác nhau của gia đình hai bên mà mãi tôi và nàng không thể nào hòa hợp được, đã đẩy chúng tôi xa nhau. Tôi còn nhớ, tôi với nàng không có chia tay theo kiểu cãi nhau um xùm mèo nheo. Chúng tôi chỉ âm thầm chia tay, cả hai đều im lặng, rút lui khỏi cuộc sống của nhau. Nhưng thật ra lúc đó lòng tôi rất đau, và tôi biết nàng cũng thế. Chúng tôi có cố gắng hòa hợp một lần nữa những cũng không thể cứu vãn được cuộc tình đã đến hồi kết. Chắc chúng tôi có duyên chứ không có nợ.

Sau này, vào một đêm vắng, khi nghe ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều của nhạc sĩ Trúc Phương. Tôi đã nghĩ và nhớ ngay tới nàng, tôi nhớ những buổi chiều khi cùng dạo phố Sài Gòn khi nắng chiều sắp tắt. Tôi nhớ những hôm ở ngoại ô tôi với nàng ngồi bên những bụi cỏ ven đường với những buồn vui tuổi mới lớn. Thật lòng mà nói “Tình mình từ thuở tuổi đôi mươi, mà ta chưa biết nên để lỡ duyên đời”. Cơ hồ đã hơn chục năm trôi qua rồi, nàng bây giờ nghe nói đã kết hôn, đi định cư và đã là mẹ của mấy đứa trẻ. Tôi vẫn tiếc và nhớ về mối tình nhỏ của tôi, có thể lời văn diễn đạt của tôi chưa hay, chưa sâu sắc nhưng tôi chắc rằng tôi vẫn nhớ đến nàng như là một kỷ niệm đẹp trong đời của tôi.

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Đàn Xã Tắc – Biểu tượng gắn kết lãnh thổ

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ quan trọng ở nước ta dưới chế độ quân chủ. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn,...

Bolero và tiếng hát Thanh Thúy – ‘Đêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa…’

Bốn mươi năm trước, boléro phát trên làn sóng điện vẳng lại từ lối xóm đã ru tôi những giấc trưa ngắn và êm đềm. Giấc đêm khó mà êm...

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Tổng quan về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Dàn nhạc cổ điển là sự kết hợp giữa nhiều loại nhạc cụ để tạo ra một tổ hợp âm thanh. Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 20/25 – Từ vựng bỏ túi

Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay: Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Những điều luật giáo hóa thời nhà Lê

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lê (1533-1789) trị vì một thời gian khá dài, kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi tướng Nguyễn Kim lập tông...

Exit mobile version