Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hình ảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 trong sách cổ của Pháp

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Việt Nam được in trong ấn phẩm “Xứ Bắc Kỳ xưa – 1890-1894” (Le viewx Tonkin – 1890-1894) của tác giả Claude Bourrin, xuất bản ở Hà Nội năm 1941.

Trên vỉa hè đại lộ Francis Garnier, nay là phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội năm 1894.

Lễ hội sau khi trùng tu đền Quán Thánh (người Pháp gọi là chùa Phật lớn, do trong đền có bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng rất lớn), Hà Nội năm 1893.

Đại lộ Gia-Long, nay là phố Bà Triệu, Hà Nội năm 1893.

Tàu của hãng vận tải đường sông Messageries Fluviales ở bến sông Hồng, Hà Nội năm 1894.

Phố Radeaux, nay là phố Hàng Bè, Hà Nội năm 1894.

Đoạn phố Paul Bert chạy qua bờ hồ Gươm, nay là phố Hàng Khay.

Cửa Ô Quan Chưởng ở Hà Nội, 1894.

Góc phố Jules Ferry và Pottier, nay là góc Hàng Trống – Bảo Khánh, Hà Nội năm 1894.

Tòa lãnh sự Pháp tại khu Nhượng địa Hà Nội.

Toàn cảnh Bệnh viện Lanessan của quân đội Pháp nhìn từ sông Hồng, nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội năm 1894.

Công trường xây dựng nhà nguyện của Bệnh viện Lanessan.

Tượng chính khách Pháp Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert, nay là vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, 1891.

Tranh vẽ panorama khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm năm 1890. Họa sĩ đã thay đổi vị trí tương đối của các công trình quanh vườn hoa Paul Bert (chính giữa tranh) để nhìn được tượng Paul Bert trên quảng trường này. Chùa Báo Ân nằm bên dưới.

Chùa Báo Ân, người Pháp gọi là chùa Khổ Hình, ở vị trí ngày nay là tòa nhà Bưu điện Hà Nội, 1887.

Lễ khánh thành nhà kèn ở vườn hoa Paul Bert, 1891.

Cổng doanh trại Hiến binh ở Hà Nội, 1894.

Duyệt binh ngày quốc khánh Pháp ở Hà Nội, 14/7/1892.

Trường thi Nam Định trong kỳ thi Hương 1894.

Những người trúng tuyển kỳ thi Hương làm lễ bái.

Khung cảnh bến Bính Hải Phòng với con tàu lớn và khách sạn của hãng vận tải đường sông Messageries Fluviales trên bờ sông, 1894.

Bến Bính trong tranh in bản khắc, 1891.

Lối vào một đường hầm ở mỏ than Kế Bào, Vân Đồn năm 1893.

Các nhà xưởng ở khu vực mỏ than Kế Bào, 1893.

Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1889.

Bản đồ Hải Phòng năm 1889.

Trang bìa ấn phẩm “Xứ Bắc Kỳ xưa – 1890-1894”.

Cửa hàng bán bánh kẹo ở Hà Nội thế kỷ 19 qua lời kể của người Pháp

Phố du Sucre (nay là phố Hàng Đường) tập trung nhiều cửa hiệu bán mứt, kẹo, bánh quy. Trích từ cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Charles Édouard...

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 19

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Hình ảnh về cảnh Sát Quốc Gia thời VNCH

Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ...

Vì sao đế chế Ottoman sụp đổ?

Đế chế Ottoman nổi tiếng trong lịch sử bởi lực lượng quân đội mạnh, lãnh thổ rộng lớn. Vì sao khiến đế chế này sụp đổ sau 600 năm tồn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những chỗ sai và nói lại cho đúng một số vấn đề trong sử Việt

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Lịch sử ra đời của World Cup

Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh: FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Ôm cây đợi thỏ – Thấy mùi, quen mui làm mãi

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết. Người cày...

Nghiên cứu về lễ tế giao

Tế tự không chỉ là nghi thức đối với Trời, mà còn là sự đối đãi với dân. Trong bối cảnh các nước châu Á, tế tự được coi là...

Exit mobile version