Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn xưa

Miếu Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu. Là một trong các công trình cổ có kiến trúc đẹp mắt của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Miếu Thiên hậu tọa lạc ngay tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Sài Gòn. Nơi đây được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn. Miếu Thiên hậu được xây dựng vào năm 1760. Năm 1993 được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, sau 256 năm tồn tại, miếu bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo.

Miếu bà Thiện Hâu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1890.

Hội quán Quản Triệu này còn được gọi là Miếu Bà Thiên Hậu. Ban đầu đây là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hoa gốc hai phủ; Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Hội quán Quảng Triệu trong bức ảnh của Dieulefils – nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Pháp, khoảng năm 1880-1890.

Kiến trúc Miếu Bà Thiên Hậu

Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu, gạch xây liền mí không tô hồ, đếm rỡ từng tấm một, lằn hồ thẳng đường thẳng lối khít rịt và ngay bon như vẽ, thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa. Truy ra chùa nầy trùng tu năm 1860 (Hàm Phong năm thứ 10). (Theo học giả Vương Hồng Sển)

Ngày nay đứng sân chùa ngắm lên các cảnh chưng trên nóc bằng đồ gốm nung bên Tàu là biết được những phong tục Trung Hoa cổ thời, thuở vua chúa còn trị vì: đả võ đài, thi đậu vinh quy, công chúa tuyển phò mã, v.v… những vật này đáng được liệt kê vào sổ cổ tích vậy. (Theo học giả Vương Hồng Sển)

Miếu xây theo kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa (hình ấn). Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Hội quán Quảng Triệu khoảng năm 1894. Vị thần chính được thờ ở hội quán Quảng Triệu là bà Thiên Hậu.

Tích xưa về Bà Thiên Hậu

Theo học giả Vương Hồng Sển; Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân(1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ; thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.

Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh của bà, chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền lâm bão lớn…Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời. Bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”

Chùa Thiên hậu trên một bưu thiếp đầu thế kỷ 20.

Ngoài lễ vía Bà là ngày lễ lớn của Miếu Bà Thiện Hậu. Ngoài ra còn những ngày lễ khác cũng được cúng lớn như; Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, ngày vía của các vị thần khác thờ trong hội quán.

Miếu bà Thiên Hậu/ Hội quán Quảng Triệu trong một bưu thiếp tô màu in năm 1908.

Miếu Bà Thiên Hậu/hội quán Quảng Triệu nằm bên đường, đối diện trạm xe điện, 1928.

Hội quán Quảng Triệu khoảng năm 1967-1969, ảnh của Fred Wehausen.

Sài Gòn không phải lúc nào cũng xô bồ, hối hả với nhịp sống phồn hoa nơi thị thành rực rỡ ánh đèn. Sài Gòn vẫn có những góc tĩnh lặng riêng để làm dịu tâm hồn, cho mọi vướng bận, sân si nhật thường sẽ trôi vào không gian trầm lắng ấy. Đây cũng là điểm đến tâm linh quen thuộc của người Sài Gòn mỗi khi cảm thấy trống vắng

Trận thủy chiến hỏa công bậc nhất sử Việt

Trận Xích Bích diễn ra vào thời Tam Quốc được xem là kinh điển của việc dùng hỏa công cho thủy chiến. Vào đầu thế kỷ 19, ở Đại Việt...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Đánh dấu thuyền tìm gươm

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng:...

10 câu châm ngôn tinh túy lưu truyền trong giới cao nhân

Có đôi khi, nhìn vào những trí huệ và cảm ngộ về cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được, ít nhất cũng làm thay đổi...

Hoài niệm về đường sắt Việt Nam thập niên 1980

Cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 là thời hoàng kim của ngành đường sắt Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về những chuyến tàu năm...

Đàn guitar phím lõm

Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được...

Sự thăng trầm của các địa danh

Từ ngày Lý Thái Tổ thiên đô từ Hoa Lư, Ninh Bình, về thành Đại La và thấy rồng bay nên đặt tên là Thăng Long (1010). Đến đời Hậu...

Trương Phúc Giáo và sự mở tỉnh Hà Tiên vào năm 1811

Về lịch sử lỵ sở Hà Tiên, ta có nhiều chi tiết nên chú ý. Trước hết miền Hà Tiên là miền Chân Lạp, tức là Cao Miên bây giờ....

Những bức ảnh quý giá về Đà Lạt thời Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bức ảnh...

Toàn cảnh lịch sử chiếc cúp vàng danh giá của World Cup

Khoảnh khắc vĩ đại nhất của lịch sử World Cup là khi Dino Zoff – thủ môn huyền thoại của Italy nâng chiếc cúp vàng FIFA World Cup năm 1982....

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Exit mobile version