Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng ba đi sớm quá, má vụng về tự mình học gói. Những chiếc bánh xiêu vẹo, cong cong. Đôi khi nhưn và nếp lại còn lẫn lộn, thế nhưng nỗi dịp tết đến xuân về, nhìn thấy nồi bánh tét của má lại thấy lòng chợt vui.

Năm tháng qua đi, đòn bánh tét từ đầu lớn đầu bé cũng dần tròn lẳng, đẹp mắt. Mấy đứa con dần lớn lên, cũng đã biết phụ má ngâm nếp, xếp lá. Thế nhưng chẳng đứa nào học cách gói bánh. Những đòn bánh tét đặt trên trang thờ cũng dần dần ít đi. Mấy anh thường bảo mẹ, thời bây giờ mấy ai ăn nữa đâu mà má gói cho nhiều. Má đôi lần cau mày bảo rằng gói nhiều để thấy vị tết. Rồi càng về sau, má càng chẳng đoái hoài gì. Tết đến gần má mới thong dong đi ngâm lấy ít nếp, gói lấy vài đòn bánh đặt lên trang thờ. Mấy đứa con cũng chẳng còn hào hứng thổi lửa, canh bếp. Chẳng còn hớn hở đợi má giở nắp khui mẻ bánh nóng hổi, ngon lành.

Tính má xưa nay trầm lặng, chẳng nói gì nhiều. Mấy anh em cũng hiểu tính má, chẳng bao giờ để tâm điều gì mà phiền muộn, chỉ im im vậy thôi rồi qua chuyện. Thế nên chuyện mấy đòn bánh tét cũng chẳng ai giữ trong lòng.

Rồi đứa nào cũng lớn lên, dựng vợ gả chồng. Má cất nhà rồi cho từng đứa ra riêng chứ chẳng ở cùng đứa nào cả. Nhớ đứa nào thì leo lên chiếc xe cũ tạch tạch qua thăm, ở chơi chốc lát rồi về. Thi thoảng anh Hai muốn dọn về ở cùng, tiện chăm sóc thăm nom. Nhưng má lại gạt đi, nói chẳng cần đứa nào về ở chung cả.

Mỗi dịp tết đến xuân về, mấy đứa cháu nhỏ thòm thèm được nhìn má gói bánh. Nếu còn dư nếp với thịt heo, má lại gói thêm dăm cái bánh ú. Nhìn mấy đứa nhỏ tranh nhau cái bánh nào to, đôi mắt má nheo nheo niềm vui. Dấu chân chim hoá ra hằn sâu đôi mắt má như thế.

Bé Út nhà anh Ba tự dưng lại đòi má dạy gói bánh. Nó cũng bắt chước Nội xếp lá, bốc nếp, thêm nhưn. Đòn bánh vẹo vẹo xiêu xiêu rồi rã thành nhúm lá và nhưn trộn lẫn. Má nhìn thấy bật cười. Nụ cười xua đi bao nhiêu tháng năm má tẩn mẩn một mình gói bánh. Từ ngày bé Út học gói bánh, má ngâm thêm nếp, mua thêm vài sấp lá mỗi khi cận Tết. Đợi hăm tám lại dặn bé Út sang phụ má gói bánh đặt trên bàn thờ. Con nhỏ cũng tập tành hết xuân nọ đến tết kia. Rồi tới một ngày nó hớn hở đem so kè đòn bánh của nó với má.

Năm đó, má nói sẽ đặt đòn bánh tét của nó lên trang thờ. Nó cũng hớn hở khoe với cả nhà về chuyện đòn bánh. Anh Hai nhìn má cứ loay hoay lục đục với nồi bánh tét mỗi độ cuối năm, hỏi má hay là để qua năm mua bánh người ta gói sẵn về chưng bàn thờ cho khoẻ. Má nhìn rồi chẳng nói gì. Dấu chân chim trên khoé mắt hằn sâu hơn. Anh Hai cũng không bàn gì thêm nữa. Anh Ba cười xoà nói má già rồi, má thích cứ để má làm. Nay có bé Út phụ má gói bánh, nhìn thấy nồi bánh là lại thấy niềm vui.

Má trầm ngâm một lát rồi nhẹ bẫng nói với mấy anh em. Nếu má có mất thì nhớ dặn bé Út gói bánh cuối năm đặt lên bàn thờ ba má. Đứa nào cũng nhăn mặt trách má nói mấy chuyện không xui rủi. Má lại từ tốn bảo chẳng ai là không tới lúc phải già rồi chết đi. Sau má còn lẩm bẩm nhắc cái nhà má ở phải để làm nhà từ đường thờ cúng ông bà tổ tiên. Đứa nào thương thì biết đường về quét dọn, nấu cho ông bà nồi bánh tét mỗi khi tết đến.

Đứa nào cũng lẳng lặng nghe rồi lẳng lặng gật đầu. Chẳng nghỉ được ra lời má dặn như là lời trăn trối cuối cùng. Năm ấy má đi, đứa nào cũng giật mình nhớ lời má hồi đầu năm khi cả nhà sum họp. Những đôi mắt nặng trĩu nỗi buồn cứ nhìn vào tấm di ảnh mà khóc thương. Những điều còn chưa kịp nói, chưa kịp làm cũng trở thành quá muộn.

Nhớ lời má, tết đến bé Út gói bánh đặt trên bàn thờ của ông bà và ba má. Những đòn bánh tròn lẳng, đều nhau tăm tắp qua đôi tay thoăn thoắt của bé Út cứ thế mà chất đầy một nồi. Tối đó, mấy anh em ngồi nhau cùng canh bếp lửa. Kể một vài chuyện cũ qua rồi mà nước mắt bất chợt rưng rưng.

Má đi rồi chẳng ai ngoài bé Út biết gói đòn bánh tét cho lành lặn. Chẳng ai hiểu được má tẩn mẩn tỉ mỉ gửi bao nhiêu yêu thương vào những đòn bánh mỗi dịp đầu năm. Những chiếc bánh gói sẵn sẽ chẳng cần tốn nhiều thời gian. Nên sẽ chẳng có dịp để cả nhà cùng ngồi bên nhau ôn vài chuyện cũ.

Hoá ra lâu nay chỉ có má ngồi canh bếp ngẫm nghĩ chuyện xưa. Không biết liệu má có buồn như tâm trạng của những đứa con đang ngồi bên bếp lửa bập bùng mà nhớ má. Mẻ bánh tét năm này vắng má vẫn bốc khói nghi ngút và thơm lừng cả gian bếp thân quen. Chỉ là đâu đó thân quen thì vẫn thiếu dáng má giản dị gói bánh rồi lại sắp dĩa ra mâm ngồi tét bánh.

Anh Hai, anh Ba ngẫm nghĩ chốc lát rồi quyết định cũng học cách gói bánh tét như bé Út năm nao. Để bé Út lấy chồng rồi vẫn có người gói bánh đặt trên bàn thờ ba má. Mẻ bánh đầu chắc sẽ chẳng được đẹp đâu. Thế nhưng biết đâu má lại vui khi mấy anh em lại quây quần trở về bên nồi bánh như khi má vẫn còn ở bên đón tết.

Đòn bánh có xiêu vẹo không đều hay nhưn nếp trộn lẫn, chắc má vẫn sẽ vui…

Ngôi trường của các tiểu thư Pháp ở Hà Nội xưa

Nữ Trung học Hà Nội là cơ sở học tập dành cho các tiểu thư Pháp ở Hà Nội thời thuộc địa. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý hiếm...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Hà Nội những năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người

Phẩm trật (1) ông quan là phẩm trật có một đời, phận (2) có, khắc có. Phẩm giá con người là phẩm giá lưu truyền trăm đời, tự mình không cố...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Tìm căn nguyên của cuộc khủng hoảng trí tuệ ở Việt Nam

Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng đều tìm cách ra nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì làm...

Mạc Cảnh Huống – một vị khai quốc công thần dưới triều Nguyễn

Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh...

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Al Rihla – Quả bóng đầu tiên có công nghệ bóng kết nối, có giá bao nhiêu?

Al Rihla, quả bóng thi đấu chính thức của World Cup Qatar 2022, Công nghệ kết nối sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống VAR bằng cách...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975

Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ...

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong trong “Câu chuyện đầu năm’ của nhạc sĩ Hoài An

“Câu chuyện đầu năm”, một sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sỹ Hoài An, là “món ăn tinh thần” quen thuộc của nhiều khán giả mỗi độ tết đến,...

Exit mobile version