Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quy phạm nhân luân trong chữ Hán

Chữ Hán là một loại văn tự có nguồn gốc rất đặc biệt và hiện vẫn đang là loại văn tự đặc thù trên thế giới. Nó cũng là loại văn tự duy nhất hiện nay có thể diễn tả ý, giống như kể một câu chuyện ở trong đó. Mỗi nét bút, mỗi chữ Hán đều ẩn chứa những đạo lý nhân sinh sâu sắc.

chữ Hán
(Hình tượng chữ nhân: Qua xiaomii.tk)

Tương truyền rằng sau khi Thương Hiệt tạo ra chữ Hán thì “Thiên vũ túc, quỷ khốc hào” tức là Thương Hiệt tạo ra chữ Hán khiến Trời cảm động mà cho mưa lúa rơi xuống, quỷ thần ban đêm kinh hãi quá mà gào khóc. Mà thủy tổ của chữ Hán – Thương Hiệt, vị sử quan của Hoàng Đế cũng là một nhân vật vô cùng đặc biệt.

Tương truyền, Thương Hiệt là người có bốn con mắt. Ông có thể nhìn thấy những thứ mà một người bình thường không thể nhìn thấy được. Từ xưa đến nay, người ta luôn coi văn hóa Trung Hoa là văn hóa Thần truyền và chữ Hán cũng là có liên quan đến Thần ý. Chính vì vậy, mỗi một chữ Hán đều hàm chứa những đạo lý nhân sinh sâu sắc. Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về các quy phạm nhân luân (luân lý làm người) trong chữ Hán.

1. Nhân (“人”)

Chữ nhân là chữ tượng hình, chỉ con người. Nó có một đặc trưng rất lớn, chính là hơi ngả về trước thân, mang hình dáng của một người hơi ngả về trước chứ không phải đứng thẳng lưng.

Cổ nhân khi chắp tay hành lễ chính là có tư thế ngả người về phía trước, hai tay chắp lại đặt trước ngực. Tư thế này trực tiếp thể hiện ra một loại thái độ khiêm tốn, nhún nhường. Cho nên, con người phải luôn mang trong mình đức tính khiêm tốn, đây cũng chính là chỉ dụ của Thần đối với con người. Theo truyền thuyết, con người là do Thần dựa vào hình dạng của bản thân mình mà tạo ra, cho nên, con người trước tiên phải khiêm tốn trước tạo hóa, trước Thần linh. Điều này thực sự rất có đạo lý.

Những từ có âm Hán Việt gần giống với chữ “人” (nhân) là “仁” (nhân từ), “忍” (nhẫn), “韧” (nhận), “任” (nhậm). Đây đều có thể coi là yêu cầu, quy phạm đạo đức làm người. Theo giải thích của Khổng Tử, cái gọi là “仁” (nhân) chính là yêu thương con người. Lòng nhân ái chính là căn bản của đạo làm người. Chữ “忍” (nhẫn) chính là chỉ ý khoan dung, độ lượng, nhẫn nhịn, có khí phách của người quân tử. Chữ “韧” (nhận) chính là có ý nói con người cần có ý chí kiên cường, trải qua phong ba, bão táp vẫn không thay đổi, chí vững như bàn thạch. Chữ Nhậm (任) khuyên con người làm người phải có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

2. Nam (男) và nữ (女)

(Hình minh họa: Qua Twitter)

Xã hội nhân loại do hai loại tính (giống) tạo thành. Nam (男, đàn ông) là chữ Hội Ý, do chữ lực (力) và điền (田) ghép thành. Ý chỉ, người đàn ông phải có khí lực, sức khỏe, siêng năng lao động (làm ruộng). So với phụ nữ, thì đàn ông phải gánh vác những công việc nặng nhọc, to lớn hơn.

Nữ (女, phụ nữ, con gái) là chữ tượng hình. Hình tượng của chữ nữ này tương tự như tư thế ngồi quỳ gối của người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, vừa phải đoan trang, vừa nhu thuận.

Từ cấu tạo chữ của hai chữ này có thể cảm nhận được âm dương khác biệt giữa nam và nữ. Nam nhân có sức lực mạnh mẽ, đảm nhận công việc nặng nhọc. Trong khi hình tượng của nữ nhân biểu đạt ra một loại khí chất dịu dàng, nhu hòa.

3. Phu (夫) và thê (妻)

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Nam nữ lớn lên, đến tuổi kết làm vợ chồng là đạo lý thông thường của làm người. Dưới chữ thê (“妻” ) là chữ nữ (“女” ) cầm trong tay một chiếc chổi, cho nên, người vợ phải là người quán xuyến, lo toan công việc trong nhà.

Chữ phu (夫, chồng) tương đối phức tạp hơn. Chữ phu được cấu tạo bởi chữ đại (大) và chữ nhất (一). Chữ nhất (一) trong “Thuyết văn giải tự” mang ý nghĩa là đạo sinh ở nhất, phân chia trời đất, hóa thành vạn vật, là ngọn nguồn của vạn vật thiên địa, là ngọn nguồn và đạo lý căn bản.

Còn chữ đại (大) là hình tượng một người đứng thẳng chính diện. Một người đứng thẳng, bên trên lại có chữ nhất thì chứng tỏ trách nhiệm của người này không thể nói là nhỏ được. Cho nên, phu (người chồng) là phải có trách nhiệm gánh vác, phải giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Điều mà người ta vẫn gọi là “phu xướng phụ tùy”, người chồng đề xướng thì vợ thuận theo, nhưng đương nhiên không phải là đề xướng một cách tùy tiện, tùy ý mà phải phù hợp đạo lý.

Thời cổ đại, người phụ nữ đòi hỏi phải “tam tòng”, ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết thì theo con. Việc người phụ nữ theo người đàn ông mà nói cũng không phải là một loại quyền uy của người đàn ông mà là một loại trách nhiệm. Loại trách nhiệm này không chỉ thể hiện trong đời sống vật chất mà còn bao hàm cả về mặt tinh thần.

4. Phụ (父), mẫu (母)

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Phụ (父, cha) có hình tượng đôi bàn tay giơ lên một cây gậy. Trong “Thuyết văn giải tự”, cha là người lớn trong gia đình quản khuôn phép, gia pháp, quản việc dạy dỗ trong gia đình. Cho nên, người cha phải là người nghiêm khắc “nghiêm phụ”, quản giáo con cái, thậm chí không e ngại dùng gậy để đánh đòn. Từ xưa, phương pháp giáo dục tại các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan… đều là “Côn bổng để hạ xuất hiếu tử” (dưới roi vọt thì có con ngoan).

Mẫu (母, mẹ) chính là chữ nữ (女) trước ngực có thêm hai điểm, biểu thị chức năng cho con bú mớm. Cho nên, người mẹ phải là người yêu thương, hiền hậu “từ mẫu”, sưởi ấm và che chở cho con.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy trong chữ nam và nữ cũng thể hiện ra âm dương khác biệt. Nam mạnh mẽ mang tính dương, nữ dịu dàng ôn nhu mang tính âm.

Sau khi kết hôn, nam giới trở thành người chồng, người cha không chỉ tham gia vào việc sinh con mà còn phải có năng lực minh tỏ lý lẽ, theo thiện rời xa ác, xu cát tị hung. Khi trở thành người cha thì càng phải bồi dưỡng đức hạnh, làm người gương mẫu cho con noi theo. Nữ giới trở thành người vợ, người mẹ càng phải quán xuyến việc gia đình hơn, cũng đảm nhận vai trò là người chăm sóc gia đình, tạo sự hài hòa giữa các mối quan hệ trong gia đình.

Đàn Xã Tắc – Biểu tượng gắn kết lãnh thổ

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ quan trọng ở nước ta dưới chế độ quân chủ. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn,...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến

“Mặt trận Vị Xuyên”, tên do phía VN đặt, TQ khởi động từ tháng 4 năm 1984, chấm dứt vào tháng 4 năm 1989, kéo dài đúng 5 năm. Địa...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Mê Tín Dị Đoan Của Người Việt Qua Tục Ngữ Ca Dao

Mê tín dị đoan tồn tại nơi những dân tộc kém văn minh do chưa hiểu biết về những sự dữ dội của thiên nhiên như sấm sét, mưa bão,...

Vài câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Trường Viễn Đông Bác Cổ có ảnh hưởng đến Phạm Quỳnh như thế nào?

Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá. Cuộc đời làm chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho...

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn

Suốt hàng trăm năm, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc. Điều kỳ lạ là...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Quang Trung Hoàng Đế – Nhân vật lịch sử hiếm có

Việt Nam là một quốc gia có quá khứ thuộc địa lâu dài: 11 thế kỷ Bắc thuộc và 01 thế kỷ Tây thuộc. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán...

Exit mobile version