Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nội dung “bẩn” cho trẻ em trên Internet, từ đâu mà có?

Là một quốc gia có dân số trẻ và trình độ phát triển công nghệ – thông tin thuộc hàng nhanh nhất khu vực, không quá khó hiểu khi Việt Nam hiện tại đang có hơn 70% dân số được tiếp cận Internet (khoảng 68,17 triệu người – số liệu thống kê năm 2020) và phần lớn trong số đó có độ tuổi vị thành niên (dưới 16 tuổi), hiện tại đang chiếm 23,4% dân số cả nước (khoảng 23,3 triệu người – số liệu thống kê năm 2020).

Việt Nam là một trong những nước được phổ cập Internet với tốc độ nhanh nhất khu vực

Chúng ta có quyền tự hào về những con số kể trên, tự hào về cái cách mà chúng ta được dễ dàng tiếp cận với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại chỉ thông qua vài cú click chuột. “Không biết gì thì ‘Google’ đi, tại nó miễn phí”, đó là một sự thật chắc cũng không cần phải bàn cãi quá nhiều.

Nhưng Internet, với độ “mở” của nó, cũng là nơi có thể phát tán những nội dung bẩn, những tư duy, tư tưởng lệch lạc và tiêu cực. Đây là một câu chuyện nghe thì có vẻ cũ kỹ, nhưng bằng một cách nào đó, những kẻ chịu trách nhiệm cho những việc làm này, đang làm mới nó mỗi ngày, càng lúc càng độc hại hơn.

Chúng xuất hiện dưới rất nhiều hình thức, bài đăng Facebook, video trên YouTube và gần đây hơn là thông qua những đoạn clip ngắn trên TikTok. Những nội dung kiểu này, hoặc vô tình, hoặc đa phần là cố ý tác động tiêu cực đến tâm lý người xem, số khác cổ xuý cho các hành động vô bổ, đôi khi là nguy hiểm đến tính mạng. Như đã nhắc ở trên, với số lượng người dùng Internet chiếm số đông là trẻ vị thành niên, đây sẽ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những nội dung độc hại này.

Đây là những video dành cho trẻ em?

Là phương thức trực quan nhất, video đang là công cụ hữu hiệu để truyền bá các nội dung xấu trên mạng. Các nền tảng chia sẻ video lớn tại nước ta như YouTube hay TikTok đang là môi trường hoàn hảo để những Thơ Nguyễn, những NTN Vlogs tung hoành. Với số lượng người đăng ký lên đến vài triệu, lượt xem mỗi video lên đến vài trăm nghìn thì không có lý do gì để các cá nhân này ngừng “sáng tạo” những ý tưởng có phần không bình thường của mình.

Họ “sáng tạo” để thu hút thêm người xem, để gia tăng lượng subscribe, đồng nghĩa với gia tăng thu nhập cho chính bản thân. Theo chuyên trang thống kê SocialBlade, kênh YouTube Thơ Nguyễn, nơi thường xuyên đăng tải những video có nội dung nhảm nhí, không phù hợp với đối tượng người xem mà kênh đang hướng tới (ở đây là trẻ em) hiện đang có 8,74 triệu lượt người đăng ký và mức thu nhập hàng tháng của cả kênh là 26 – 414 nghìn USD!

Tổng hợp các chỉ số đáng ngưỡng mộ của kênh Thơ Nguyễn

Hay một ngôi sao mới nổi khác, tuy kém hơn về mức độ tương tác với người xem, nhưng về độ “kỳ quặc” của nội dung thì không hề kém cạnh đó chính là Hành Tinh Đồ Chơi. Kênh này hiện đang có 4,9 triệu lượt đăng ký và thu nhập bình quân hàng tháng từ 12-192 nghìn USD.

Điểm chung của những kênh YouTube này đó là, mang danh nghĩa “miệng” là nội dung dành cho trẻ em, nhưng nội dung đăng tải lại khai báo sai, ví dụ như Con người hoặc Giải trí để tránh bị nền tảng này truy quét. Sở dĩ, những nội dung dành cho trẻ em sẽ bị YouTube hạn chế đặt quảng cáo và có mức trả phí theo lượt xem rất thấp.

Nhưng đừng vội vàng đổ hết tội lỗi lên những đối tượng này. Nếu là một người trưởng thành với tư duy lành mạnh, bạn sẽ rất dễ nhận ra cái “sai sai” trong nội dung của những video kể trên và nhanh chóng báo cáo nó đến YouTube. Nhưng những đứa trẻ ngây thơ mà bạn vẫn thường đưa điện thoại cho và hồn nhiên để chúng sử dụng bao lâu tuỳ thích lại không hề nhận thức được mối hiểm hoạ này.

Hình ảnh cắt ra từ clip bị tẩy chay cách đây 3 năm của kênh Thơ Nguyễn

Thêm vào đó, với ảnh thumbnail bắt mắt, nhiều màu sắc và có phần thân thiện – đặc điểm chung của những kênh YouTube có nội dung đội lốt “dành cho trẻ em” này, sẽ nhanh chóng dẫn dụ được những con mồi của mình vào bẫy. Hậu quả thì sao, là những nhận thức lệch lạc của các em về thế giới xung quanh, nặng nề hơn là các em sẽ trở thành nạn nhân của những thử thách lố lăng được đặt ra trong video. Minh chứng thì cũng đã có rất nhiều rồi, chẳng thể đếm xuể nữa.

Vậy nên, đây là câu chuyện, là trách nhiệm đến từ cả 2 phía, cả những người “sáng tạo” nội dung, lẫn bậc sinh thành, những người đang chịu trách nhiệm trực tiếp đến sự phát triển của con cái của mình. Suy cho cùng, đây cũng là một vấn nạn mang tính xã hội, nên cần sự chung tay của tất cả, không riêng gì một tổ chức hay cá nhân nào.

Ảnh: Internet

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải...

Mùa hạ năm ấy

Mùa hạ ấy, đã xa lắc tự thuở nào, tôi từng thương một chàng trai hiền lắm, cũng chẳng biết căn nhà cậu sống, chỉ loáng thoáng vẽ những nghĩ...

Lịch sử hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam

Air Việt Nam, hay Việt Nam Hàng không, là hãng bay chính thức duy nhất ở thời Việt Nam Cộng Hòa. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh,...

Chiềng trong “Chiềng làng chiềng chạ” không giống “Chiềng” trong “Chiềng mường”

Chữ “chiềng” trong câu Kiều thứ 773 đã được nhiều nhà chú giải cho là do tiếng “trình” mà ra. Vậy đây là một cách phiên âm gượng để cho...

Một số dạng công trình kiến trúc phổ biến ở các nước Á Đông

Các loại hình kiến trúc phổ biến ở phương Đông nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm dựa trên lịch sử tiến hoá. Nhóm 1 là kiến trúc đặc...

Lăng Ông và Mả Ngụy

Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù...

Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng...

Cơm vua và bài học văn hóa

Xưa kia trẻ con trong làng chơi trò kéo cưa mà hát cơm vua, cơm làng: Kéo cưa lừa xẻ, Thợ khỏe cơm vua, Thợ thua cơm làng, Thợ nào...

Canon in D – Bản nhạc bất hủ

Thật hiếm có tác phẩm cổ điển nào có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và dài lâu như bản nhạc Canon in D của Johann Pachelbel. Canon in D hay...

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu: từ làng nghề Hà Đông đến lập ấp ở Đà Lạt

Là một trong những người Việt Nam đầu tiên du học ở Pháp về, Hoàng Trọng Phu đã có một tầm nhìn mới về văn hóa và kinh tế đương...

Exit mobile version