Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bợm già mắc bẫy cò ke là gì?

Cò ke là một loại thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo có tên khoa học là Grewiea astropelata và loài thân đứng có tên là Grewia paniculata. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.

Bẫy cò ke có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nếu chim đã chui đầu vào ăn mồi (ăn quả cò ke) thì đều bị cần bật đập gẫy cổ chết ngay. Vì vậy mà khi chim đã bị “mắc bẫy cò ke” thì khó lòng thoát chết.

Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.

Trong câu tục ngữ “Bợm già mắc bẫy cò ke” có một sự đối lập thú vị: Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường! Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng phải bó tay  Tục ngữ này phản ảnh một thực trạng xã hội: Những kẻ dù có anh hùng, ngang dọc mà chủ quan thì cũng có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.

Mặt trái của nền nho học Việt Nam

"Cái lối thơ phú ca ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi lắc gối như lối học ngày xưa đã vì thế mà làm...

Cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Liên Xô

Đến nay đã gần 6 thập kỷ trôi qua nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được lời giải cho vụ việc 9 nhà khoa học Liên Xô thiệt mạng...

Nguyên bản chiếu Cần Vương

Một nguyên bản chiếu Cần Vương được tìm thấy tại bảo tàng gia đình ông Thierry d'Argenlieu tại Pháp Ông Thierry d'Argenlieu là viên cao ủy Pháp đến Đông Dương...

Những người phụ nữ mở nước

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Sông Ông Lãnh (Sài Gòn 1952)

Tây đặt cho nó cái tên rất ngây ngô là “Rạch Cắc chú” (Arroyo chinois).Tôi muốn ít lắm nó cũng được gọi là Lạch Bến Nghé cho dễ nghe và...

Tại sao chúng ta phải tỏ ra quyền lực với người nghèo?

Tôi vẫn nghĩ giá trị của một người to lớn và khó đong đếm hơn bất cứ khối lượng tài sản nào họ sở hữu. Tôi cũng nghĩ hành động...

Những ngày đầu đi khai hoang của người dân Sài Gòn

Cuộc sống của cư dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang... để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất...

Thương nhớ “ầu ơ…”

“Ầu ơ..., ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời”....

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Vào đời Minh, một nhóm người từ vùng Đồ Sơn, Việt Nam di cư sang đất Quảng Tây. Nhóm người này thuộc tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt...

Exit mobile version